Thần dược tốt cho sức khỏe mà ai cũng có khả năng mua

GD&TĐ - Củ đậu được biết đến là loại thực phẩm thông dụng, rẻ tiền rất được yêu thích. Củ đậu được rất nhiều bà nội trợ dùng để chế biến thành những món vừa ngon, đơn giản như như củ đậu xào, nấu canh, sa-lát... Không chỉ thế, củ đậu còn có nhiều lợi ích về sức khỏe mà chúng ta không ngờ tới. Vậy, ăn củ đậu có tác dụng gì? Cùng khám phá ngay nhé!

Thần dược tốt cho sức khỏe mà ai cũng có khả năng mua

   1. Hàm lượng dinh dưỡng trong củ đậuĂn củ đậu có tác dụng gì? ảnh 1Củ đậu là loại thực phẩm thông dụng, rẻ tiền, rất an toàn vì không có chất bảo quản

Củ đậu hay còn gọi là củ sắn nước có vị ngọt nhẹ và thanh mát, ngoài ăn sống còn có thế dùng để chế biến các món ăn khác.

Củ đậu có thành phần chứa 80-90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột và các khoáng chất khác như: sắt, canxi, phốt pho, vitamin C.

2. Ăn củ đậu có tác dụng gì?

- Hỗ trợ tim mạch

Ăn củ đậu có tác dụng gì? ảnh 2Ăn củ đậu thường xuyên rất tốt cho tim mạch 

Trong củ đậu chứa lượng chất xơ dồi dào và vitamin C nên giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu đáng kể. Bên cạnh đó, nồng độ natri trong củ đậu rất thấp nên cũng góp phần hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Tăng cường hệ miễn dịch

Ăn củ đậu có tác dụng gì? ảnh 3Củ đậu chứa nhiều thành phần giúp tăng cường hệ miễn dịch

Củ đậu có chứa thành phần chất chống oxy hóa và kháng viêm cao giúp chữa bệnh hen suyễn và khó thở.

Hàm lượng vitamin C trong củ đậu giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, vitamin B6 trong củ đậu giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, hỗ trợ não bộ khỏe mạnh, tạo các kháng thể chống lại virus, vi khuẩn.

- Cải thiện hệ tiêu hóa

Củ đậu chứa nhiều chất xơ nên chúng giúp cho dạ dày co bóp tốt, ngăn ngừa táo bón, lợi tiểu. Đây là loại củ có vị ngọt, tính mát giúp nhuận tràng. Ngoài ra còn giúp giải độc nhất là giải độc rượu. Ăn củ đậu với người tiểu đường mỗi ngày sẽ rất tốt và an toàn.

Ăn củ đậu có tác dụng gì? ảnh 4Bổ sung củ đậu vào thực đơn dinh dưỡng  thường xuyên sẽ giúp hệ tiêu hóa có cảm giác nhẹ nhàng, mát tránh nguy cơ mắc bệnh.

- Làm đẹp da một cách hữu hiệu

Ăn củ đậu có tác dụng gì? ảnh 5Củ đậu tươi còn giúp phái đẹp chăm sóc da đẹp

Chị em có thể đắp mặt nạ với những lát củ đậu tươi hoặc ép lấy nước để làm mặt nạ bôi mặt. Đây là cách khắc phục làn da bị mất nước, khô nứt trong mùa đông. Đồng thời, giúp làn da thêm mịn màng, căng mướt, giảm vết nhăn, và loại bỏ các chất độc trong lỗ chân lông.

Ăn củ đậu có tác dụng gì? ảnh 6Chị em có thể ép củ đậu lấy nước để làm mặt nạ bôi mặt 

- Tốt cho sức khỏe của bà bầu

Trong thành phần củ đậu có chứa nhiều nước, đường glucoza, tinh bột nên rất có lợi cho các bà bầu ốm nghén. Độ giòn ngọt tự nhiên của củ đậu sẽ kích thích bà bầu ăn ngon miệng và dễ ăn hơn.

Ăn củ đậu có tác dụng gì? ảnh 7

Củ đậu là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe bà bầu 

Bên cạnh đó, củ đậu còn có tác dụng nhuận tràng do nhiều chất xơ, giúp cho dạ dày co bóp tốt, ngăn ngừa bệnh táo bón, trĩ ở mẹ bầu.

- Giảm cân

Ăn củ đậu giúp giảm cân hiệu quả vì trong 100g củ đậu có chứa đến 29 calo mà không chứa chất béo.

Ăn củ đậu có tác dụng gì? ảnh 8Củ đậu là thực phẩm vô cùng lý tưởng đối với phụ nữ muốn giảm cân

Ăn củ đậu buổi tối có béo không?

Đừng lo lắng nhé, củ đậu không chứa chất béo và cũng giàu chất xơ nên giúp việc trao đổi chất nhanh và rất tốt cho hệ tiêu hóa, không gây tăng cân.

Tuy nhiên, bạn cần ăn củ đậu giảm cân đúng cách. Không nên đói là ăn củ đậu, ăn không có điểm dừng khiến dạ dày ngày một dãn ra. Bởi vì trong củ đậu chứa nhiều nước nên dạ dày của bạn sẽ tiết nhiều dịch hơn làm cho bạn vẫn cảm thấy đói mặc dù đã ăn nhiều. Sau thời gian dài, cân nặng của bạn sẽ không thể giảm xuống mà có thể tăng mất kiểm soát.

Lưu ý:

Trong lá và hạt củ đậu có chứa thành phần độc Rotenon và tephrosin dùng trừ sâu bọ, rệp.  Khi ăn phải phải hạt củ đậu có thể gây ngộ độc, biểu hiện đi ngoài, chóng mặt, nôn ói…

Ăn củ đậu có tác dụng gì? ảnh 9Hãy biết cách dùng củ đậu đúng để mang lại lợi ích cho sức khỏe

Vậy là bạn đã có thể nắm được Ăn củ đậu có tác dụng gì. Đừng bỏ qua loại củ chứa nhiều lợi ích tốt này trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhé!

Theo Phụ nữ và gia đình

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.