Tham vấn chính sách đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông

GD&TĐ - Hội thảo khoa học “Tham vấn quy định về chính sách đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trong dự thảo Luật Nhà giáo” diễn ra sáng 11/6.

Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.

Hội thảo do Học viện Quản lý giáo dục phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) tổ chức.

Cần xây dựng quy định Chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Phạm Văn Thuần - Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục gợi mở, Hội thảo tập trung thảo luận các quy định về chính sách đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (mầm non, phổ thông và đại học). Đây là nội dung quan trọng cần được thể chế hóa vào Luật Nhà giáo.

Hiện, tổng số cán bộ quản lý giáo dục có hơn 154.200 người. Đội ngũ này hầu hết từ giáo viên chuyển sang làm công tác quản lý nên kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản trị trường học còn hạn chế.

Vì thế, PGS.TS Phạm Văn Thuần đề nghị Hội thảo tập trung thảo luận, tham vấn chuyên gia về quy định chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục; công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục và chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong Dự thảo Luật Nhà giáo.

PGS.TS Phạm Văn Thuần - Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục phát biểu khai mạc hội thảo.

PGS.TS Phạm Văn Thuần - Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục phát biểu khai mạc hội thảo.

Đề cập đến Chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo, PGS.TS Trần Hữu Hoan - Phó Giám đốc, Học viện Quản lý giáo dục nhấn mạnh, cần coi trọng nâng cao đạo đức và năng lực nghề nghiệp của nhà giáo là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục.

Để hiện thực hóa chính sách phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, cần thiết xây dựng quy định Chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Trên cơ sở tổng quan về những yêu cầu mới về lãnh đạo, quản trị người đứng đầu cơ sở giáo dục; các mô hình tích hợp tiêu chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục ở nước ngoài, PGS.TS Trần Hữu Hoan đã chia sẻ cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý để đề xuất khung lãnh đạo, quản trị người đứng đầu cơ sở giáo dục cho cấp học phổ thông và các cơ sở giáo dục đại học.

Khung tiêu chuẩn chung dành cho người đứng đầu cơ sở giáo dục có 6 lĩnh vực, với 24-26 tiêu chí và tùy thuộc chức trách, nhiệm vụ được giao để tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành và hướng dẫn sử dụng chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

PGS.TS Trần Hữu Hoan tham luận tại hội thảo.

PGS.TS Trần Hữu Hoan tham luận tại hội thảo.

Cần thay đổi về chính sách quản lý nhà giáo

Tham luận tại hội thảo, ông Đinh Văn Khâm – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình nhìn nhận, Dự thảo Luật Nhà giáo quy định, việc bổ nhiệm cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phải căn cứ vào cơ cấu, số lượng cán bộ quản lý phù hợp với quy mô, đặc điểm của cơ sở giáo dục, bảo đảm phù hợp với đặc thù ngành giáo dục.

Dự thảo Luật đưa ra Chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục và quy định là căn cứ để các cơ quan, tổ chức theo thẩm quyền xem xét, quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, công nhận, không công nhận chức vụ người đứng đầu cơ sở giáo dục đối với nhà giáo là phù hợp.

Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa đề cập đến cấp phó của người đứng đầu cơ sở giáo dục, chưa có quy định Chuẩn cấp phó của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Do đó, ông Đinh Văn Khâm đề xuất, cần có quy định Chuẩn cấp phó của người đứng đầu cơ sở giáo dục và gắn với công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp phó.

GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc trao đổi tại hội thảo

GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc trao đổi tại hội thảo

Theo GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), khái niệm về nhà giáo, cán bộ quản lý cần được thể hiện tỏ tường trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Có thực trạng là, nhiều giáo viên không muốn lên phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT vì bị mất phụ cấp đứng lớp. Vì thế, nếu không thay đổi chính sách sẽ rất khó khi đề bạt giáo viên lên làm việc ở các đơn vị này.

“Chúng ta không thể quản lý nhà giáo như những viên chức vì sản phẩm của nhà giáo là con người và nhân cách. Đây cũng là vấn đề cần đặt ra trong dự thảo Luật Nhà giáo” - GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc trao đổi.

Từ thực tiễn, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục cho rằng, đã đến lúc phải “trả lại tên”. Nghĩa là, thay đổi về chính sách quản lý nhà giáo. Theo đó, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT phải có thẩm quyền tuyển dụng, điều động giáo viên trên trong địa phương của mình. Giám đốc sở GD&ĐT phải có quyền cao nhất về lĩnh giáo dục ở địa phương.

Xây dựng Luật Nhà giáo cần tiếp cận theo hướng kiến tạo môi trường đổi mới sáng tạo để nhà giáo phát triển và đổi mới, sáng tạo, GS.TS Phạm Hồng Quang – Chủ tịch Hội đồng ĐH Thái Nguyên đặt vấn đề.

Trên cơ sở đó, xây dựng Luật Nhà giáo có thể áp dụng quy trình 3 bước: cơ sở khoa học phải chắc chắn, lựa chọn của nhà quản lý, viết luật. Với 3 bước này, các nhà quản lý, nhà khoa, nhà viết luật cùng ngồi thảo luận với nhau.

Ông Đặng Văn Bình – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục phát biểu tại hội thảo.

Ông Đặng Văn Bình – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục phát biểu tại hội thảo.

Nhấn mạnh vai trò của nhà giáo, ông Đặng Văn Bình – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh, Bộ đã kiên trì xây dựng Luật Nhà giáo suốt 20 năm qua.

Quan điểm xuyên suốt của Bộ GD&ĐT là, xây dựng luật riêng cho đội ngũ nhà giáo nhằm kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển đội ngũ nhà giáo. Xây dựng Luật Nhà giáo không nhằm mục đích quản lý chặt chẽ hơn, mà để kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo.

“Vì vậy, nghiên cứu, đề xuất và xây dựng Luật Nhà giáo phải trả lời câu hỏi: khi có Luật Nhà giáo thì nhà giáo sẽ được gì và có cơ hội để phát triển nghề nghiệp như thế nào?” - ông Đặng Văn Bình nêu vấn đề.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...