Thảm kịch 11/9 đã làm thay đổi công nghệ thế giới như thế nào?

Nhiều công nghệ mới đã ra đời với mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia tại Hoa Kỳ sau khi sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh.

Thảm kịch 11/9 đã làm thay đổi công nghệ thế giới như thế nào?

Sự kiện 11 tháng 9 là một trong những cột mốc đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ khi trong ngày này một nhóm không tặc đã thực hiện cướp bốn máy bay hành khách đang trong hành trình nội địa nước Mỹ.

Hai trong số đó đã lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, tọa lạc ở Manhattan, New York. Theo thống kê, đã có gần 3.000 người thiệt mạng trong vụ việc này.

Kể từ đó đến nay, Mỹ được cho là đã tích cực đầu tư vào phát triển hệ thống công nghệ an ninh nhằm chống khủng bố, giảm thiểu, ngăn chặn tối đa các hành động tương tự.

1. An ninh sân bay

An ninh sân bay là một trong những mảng nhận được nhiều sự quan tâm sau sự kiện 11 tháng 9. Trước đó, một báo cáo chỉ ra rằng công nghệ an ninh sân bay "thiếu độ tin cậy và chậm tiến trong khả năng tự động xác định vũ khí và chất nổ được giấu".

10 năm sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, trang MIT Technology Review cho biết  Hoa Kỳ đã lắp đặt thêm 500 máy quét toàn thân tại 78 sân

bay trên toàn quốc và con số này tiếp tục được nâng lên sau đó. Tuy nhiên, trang này cũng nói thêm rằng những máy quét nói trên và các thiết bị phát hiện chất nổ được đưa vào sử dụng trong năm 2010 vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn mới về độ nhạy.

Việc sử dụng những máy quét ở sân bay cũng làm dấy lên những mối quan ngại về tính riêng tư của hành khách khi những hình ảnh bộ phận cơ thể có thể bị lộ. Ngoài ra, chất lượng máy quét cũng thể bị ảnh hưởng bởi chúng dễ bị các tác nhân ô nhiễm trong môi trường bám dính.

2. Công nghệ mạng không dây

Một công nghệ mới dành cho các tình huống khẩn cấp với tên gọi ad hoc wireless (tạm dịch: mạng không dây tình thế) cũng đã được phát triển.

Theo đó, nó cho phép các máy tính, điện thoại và các thiết bị khác có thể kết nối, giao tiếp với nhau và kết nối giao tiếp với các router hoặc máy chủ.

Công nghệ này đảm bảo rằng trong trường hợp máy chủ trung tâm gặp sự cố, như trong sự kiện 11/9, máy tính và các thiết bị khác vẫn có thể duy trì kết nối và đảm bảo giao tiếp thông suốt.

3. Công nghệ chống khủng bố

Hoa Kỳ cũng phát triển nhiều công nghệ mới giúp sức đắc lực hơn cho lực lượng phòng chống khủng bố nước này, trong đó có thể kể đến các hệ thống mới cho phép đối phó hiệu quả hơn với bom mìn tự chế, các chất sinh học, nguyên tử và các vũ khí có khả năng gây sát thương trên diện rộng.

Không quân Hoa Kỳ trong khi đó đã có thể thực hiện các nhiệm vụ trước đó được coi là nguy hiểm nhờ thế hệ máy bay không người lái mới. Chúng được điều khiển từ những trung tâm được đảm bảo về mặt an ninh.

4. Hệ thống theo dõi, giám sát video thông minh

Một công nghệ khác cũng đã từng được nghiên cứu phát triển là hệ thống theo dõi, giám sát video thông minh với khả năng nhận diện các đối tượng có hành vi khả nghi tại các địa điểm nhạy cảm như sân bay chẳng hạn.

Tuy nhiên công nghệ này vẫn chưa chứng tỏ được hiệu quả rõ rệt trong khi đó lại chi phí phát hành, vận chuyển lại lớn.

Trang MIT Technology Review dẫn lời một chuyên gia nhận định, "công nghệ này không chỉ đơn giản là tìm ra những người đang có biểu hiện căng thẳng, bồn chồn. Hầu hết những hành khách có biểu hiện này không phải khủng bố".

Rõ ràng, những khoản đầu tư vào lĩnh vực công nghệ không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn rất nhiều nước khác trên thế giới đang chứng tỏ những hiệu quả nhất định trong mục tiêu chống khủng bố, đảm bảo an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khoảng trống cần lấp đầy, phát triển. Với những bước tiến không ngừng nghỉ về công nghệ, cả ở cấp độ chính phủ và công nghệ tiêu dùng, những công nghệ mới hiệu quả hơn, tiện ích và tiết kiệm hơn chắc chắn sẽ xuất hiện trong tương lai gần.

Theo Genk

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mật ong

Mật ong

GD&TĐ - Mẹ hối sớm về quê, chẳng phải vì mẹ nhớ nhung gì nó đâu mà là chú mới gửi từ Điện Biên về chai mật ong rừng.
Lần đầu tiên, cuốn 'Ký họa trong chiến hào' được xuất bản tại Việt Nam. Ảnh: Kim Đồng.

Bộ sách kể chuyện Điện Biên Phủ

GD&TĐ - 17 tác phẩm kể chuyện Điện Biên Phủ vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).