Thảm họa Superjet 100 cho thấy rõ nguy hiểm của động cơ phương Tây?

GD&TĐ - Ngày 12 tháng 7 năm 2024, chiếc máy bay chở khách Sukhoi Superjet 100, thuộc sở hữu của Tập đoàn Gazprom đã bị rơi tại Kolomna, gần Moskva.

Thảm họa Superjet 100 cho thấy rõ nguy hiểm của động cơ phương Tây?

Mặc dù không có hành khách trên khoang nhưng đây là vụ tai nạn máy bay thứ ba của loại máy bay này gây thương vong về người, thực tế trên đặt ra những câu hỏi cần được giải đáp.

Theo các phương tiện truyền thông Nga, Superjet 100 đang thực hiện chuyến bay kỹ thuật sau khi tiến hành sửa chữa động cơ theo lịch trình ở Lukhovitsy cùng với 3 thành viên phi hành đoàn. Vào thời điểm xảy ra thảm họa, nó đã hoạt động được 10 năm. Trớ trêu thay, vụ tai nạn dường như là do sự cố ở động cơ.

Theo các chuyên gia, việc hai động cơ cùng lúc bị hỏng trên một chiếc máy bay vừa sửa chữa là tình huống cực kỳ hiếm gặp. Ngay cả việc một trong các động cơ bị hỏng cũng chẳng dẫn tới thảm họa không thể tránh khỏi, bởi vì máy bay có thể tiếp tục hành trình và hạ cánh, vậy chuyện gì đã xảy ra?

Như đã lưu ý, chiếc Sukhoi Superjet 100 này được sản xuất vào năm 2014, khoảng thời gian 10 năm sử dụng không có ý nghĩa gì, bởi vì nếu được bảo dưỡng bình thường, máy bay có thể dễ dàng hoạt động trong 20 - 30 năm. Vì vậy, lời giải thích đơn giản nhất cho đến nay dường như đều hướng đến động cơ SaM146 của Pháp.

01_611.jpg
Hiện trường nơi chiếc máy bay chở khách Superjet 100 gặp nạn.

Như chúng ta đã biết, Sukhoi Superjet 100 về cơ bản là một thiết kế được tạo ra từ các linh kiện nhập khẩu, trong số đó có tới 3/4 số thiết bị có nguồn gốc từ phương Tây.

Lĩnh vực có vấn đề nhất sau khi phương Tây đưa ra các lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp hàng không Nga chính là động cơ phản lực cánh quạt SaM146 (SM 146). Nhà phát triển của nó là PowerJet SA, một liên doanh Pháp - Nga được thành lập bởi NPO Saturn và công ty Snecma của Pháp, có văn phòng tại Paris.

Từ tháng 2/2022, đối tác Pháp đã ngừng cung cấp linh kiện và bảo trì động cơ SaM146. Trước đây, chúng được lắp ráp hoặc thay thế theo chế độ bảo hành. Đây là gáo nước lạnh bởi Nga không nắm giữ những công nghệ cốt lõi, dẫn tới việc máy bay Superjet 100 phải "nằm đất" một thời gian khá dài.

Sau đó vào tháng 4 năm 2023, Hiệp hội các nhà khai thác vận tải hàng không (AEVT) đã viết đơn kêu gọi chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp UEC - Saturn phát triển động cơ thay thế SaM146 lắp trên máy bay SSJ 100.

Thực tế là từ tháng 6 năm 2022, UEC - Saturn đã nhận được chứng chỉ từ Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang với tư cách là nhà phát triển các sửa đổi đối với động cơ SaM146. Tuy nhiên chứng chỉ này chỉ chịu trách nhiệm về những thay đổi nhỏ: cập nhật danh mục phụ tùng thay thế, phát hành bản tin dịch vụ, làm rõ tài liệu sửa chữa...

Trong khi đó để đạt được tư cách nhà phát triển động cơ có nghĩa là họ phải làm được mọi việc bao gồm khôi phục tình trạng kỹ thuật, kéo dài tuổi thọ thiết bị, và các công việc khác không được quy định trong tài liệu vận hành.

Vì những lý do rõ ràng, UEC - Saturn không thể sản xuất phiên bản nội địa hóa của động cơ SaM146 khi thiếu đối tác Pháp, thậm chí năng lực bảo trì cũng chưa đạt chuẩn, việc cố gắng cho máy bay hoạt động khi chứng chỉ an toàn chưa được cấp là nguyên nhân chính dẫn tới thảm họa nói trên.

Sau vụ việc này, khả năng rất cao toàn bộ các phi cơ dân dụng Nga được thiết kế với động cơ phương Tây sẽ phải ngừng bay toàn bộ, tối thiểu cho tới khi loại PD-8 chứng minh đủ khả năng thay thế.

Máy bay Superjet 100 của Nga hiện vẫn sử dụng động cơ SaM146 có nguồn gốc từ Pháp.
Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.