Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thanh Hiền, khi tham gia Hiệp định này chúng ta sẽ có những lợi thế về mặt kinh tế.
Xét trong 11 nước tham gia hiệp định này, sẽ là thị trường rất lớn cho chúng ta. Khi tham gia chúng ta sẽ có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu, đồng thời tạo cơ hội cho chúng ta nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế, gắn liền với điều đó là tạo sức cạnh tranh mới trong lĩnh vực kinh tế.
Theo đại biểu Nguyễn Thanh Hiền, khi tham gia hiệp định chúng ta sẽ có điều kiện thu hút đầu tư tốt hơn. Cụ thể, chúng ta có điều kiện hoàn thiện, môi trường đầu tư thông thoáng hơn, minh bạch hơn, tạo cơ hội thu hút đầu tư từ các tổ chức quốc tế vào thị trường Việt Nam nhiều hơn.
Một cơ hội nữa là lợi thế của Việt Nam chúng ta, đó là trong quá trình tham gia hiệp định này chúng ta sẽ hoàn thiện việc tạo cơ hội để tăng thu ngân sách, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống người dân.
Tuy nhiên, điều đó vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức. Nếu chúng ta biết tân dụng sẽ biến thành cơ hội hoặc không biết tận dụng sẽ thành thách thức và ngược lại.
Theo đại biểu Nguyễn Thanh Hiền, khi tham gia hiệp định, các doanh nghiệp Việt Nam cần có hiểu biết luật pháp, tuân thủ luật pháp; cần chuẩn bị nội lực về cơ sở thiết bị; năng lực quản lý; tính minh bạch,…
Theo đó, các doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi và vươn lên. Đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải thành lập rất nhiều nhưng phần lớn doanh nghiệp của chúng ta gặp khó khăn về trình độ quản lý, trình độ khoa học công nghệ cũng như nguồn lực lao động.
“Khi tham gia sân chơi này, các doanh nghiệp siêu nhỏ dễ bị hụt hơi nếu không được bảo hộ hoặc sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý xây dựng đội ngũ cán bộ trong quản lý nhân lực, nguồn lao động đáp ứng trình độ hội nhập. Đó là những vấn đề các doanh nghiệp của chúng ta cần quan tâm” - đại biểu Nguyễn Thanh Hiền nhấn mạnh.