Thăm dò nhân Trái đất

GD&TĐ - Liệu có cơ hội thực hiện khám phá khoa học đối với nhân Trái đất? Giáo sư David Stevenson, chuyên gia địa vật lý ở Viện Công nghệ California (Mỹ) khẳng định rằng có cơ hội như vậy. Đồng thời, ông giải thích về dự án thăm dò nhân của hành tinh chúng ta. Đó là một thiết bị thăm dò thả sâu vào lòng Trái đất.

Thăm dò nhân Trái đất

Lúc đầu, các chuyên gia xem dự án này như “một trò gây cười”. Tuy nhiên, hiện giờ họ đã cho rằng dự án là khả thi.

Giáo sư Stevenson đề nghị một quy trình ngược với quy trình dung nham phun trào từ bên trong vỏ Trái đất đến miệng núi lửa. Dung nham dâng lên bởi nó ít đậm đặc hơn môi trường đá xung quanh. Theo nguyên tắc tương tự, nhà bác học Hy Lạp cổ đại Archimedes đã dự đoán chuyển động các con thuyền nhờ dòng khí nóng bốc lên cao.

Giáo sư Stevenson đề nghị tạo một khe hở trong vỏ Trái đất và bơm vào đó 100.000 tấn sắt lỏng. Sắt lỏng đặc hơn nhiều so với những lớp vỏ phía trên của Trái đất, vì thế nó dễ dàng rơi xuống về phía nhân Trái đất. Khi rơi, sắt lỏng sẽ khoét sâu thêm khe nứt ban đầu.

Theo Giáo sư David Stevenson, chỉ cần đặt một tàu thăm dò to bằng quả bưởi vào chỗ sắt lỏng đó, là nó sẽ được đẩy đến phần nhân (lõi sắt) của Trái đất. Tàu thăm dò phải được trang bị chức năng thực hiện các phép đo và chuyển dữ liệu lên mặt đất.

Sóng điện từ không đảm nhận được việc đó, bởi đơn giản là vật chất Trái đất ngăn cản, không cho sóng điện từ đi qua. Do vậy, tàu thăm dò phải có máy phát sóng âm thanh.

Giáo sư David Stevenson khẳng định, giai đoạn đầu của dự án (tạo khe nứt thích hợp) từ góc nhìn kỹ thuật, là một ẩn số lớn. Đề xuất đầu tiên của Giáo sư Stevenson dựa trên việc kích nổ đầu đạn hạt nhân (đương lượng nổ 1 megaton) tại vị trí đã được lựa chọn. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là lợi dụng khe nứt tự nhiên sẵn có, không đủ dùng vật liệu nổ hạt nhân và hạn chế vật liệu nổ “truyền thống”.

Giới khoa học hiểu rằng du hành vào trung tâm Trái đất là công việc rất khó khăn. Tuy nhiên, đề xuất của Giáo sư Stevenson cũng gây nhiều chú ý. Dự án này đòi hỏi cần tiếp tục được nghiên cứu. Hơn nữa, dự án cũng cần được xem là “không phải là bất khả thi”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ