Trong lúc lâm bồn, sản phụ bất ngờ tụt huyết áp, hơi thở bất thường. Nghi ngờ một bệnh cảnh vô cùng nguy hiểm, ekip bác sĩ của BV Từ Dũ và BV Chợ Rẫy đã phối hợp để kịp thời giữ mạng sống hai mẹ con sau 3 tiếng phẫu thuật xuyên đêm mệt nhoài.
Đó là trường hợp của sản phụ Nguyễn Thị Ái Ngà (An Giang) sinh con đầu lòng. Thế nhưng trong thời khắc lâm bồn, tính mạng hai mẹ con họ lại bị đặt trong tình thế vô cùng nguy hiểm.
Bác sĩ Tào Tuấn Kiệt, Phó Trưởng khoa Gây mê hồi sức, BV Từ Dũ cho biết, bệnh nhân Nguyễn Thị Ái Ngà được chuyển từ BV tuyến dưới vào bệnh viên Từ Dữ với chẩn đoán con so, thai 33.5 tuần vì nghi nhau cài răng lược.
Sản phụ có nhau tiền đạo trung tâm, thai chậm tăng trưởng trong tử cung và ra huyết rất nhiều. Tình trạng này buộc ekip trực phải chuẩn bị mổ khẩn cho sản phụ ngay trong đêm. Ca phẫu thuật bắt con được tiến hành lúc 21h45.
Những người đã từng trải qua phẫu thuật có sẹo ở tử cung dễ mắc rau tiền đạo.
Nguyên nhân rau tiền đạo do đâu?
Rau thai phát triển ở bất cứ nơi nào mà phôi làm tổ trong tử cung. Nếu phôi làm tổ ở phần dưới của tử cung thì rau thai có thể phát triển ở phần dưới tử cung - đây chính là nguyên nhân gây rau tiền đạo.
Hầu hết các trường hợp rau tiền đạo được chẩn đoán bằng siêu âm ở 3 tháng giữa của thai kỳ. Nếu rau thai bám thấp (chỉ vừa mới chớm đến lỗ cổ tử cung) thì khi xóa mở tử cung lúc chuyển dạ sẽ kéo rau thai lên cao hơn, giải phóng lỗ cổ tử cung và giải quyết được tình hình.
Nếu rau thai bám ngang trung tâm cổ tử cung thì khi cổ tử cung xóa mở sẽ gây xé rách bánh rau và gây chảy máu ồ ạt, nếu không phẫu thuật kịp thời sẽ gây tử vong cả mẹ và con.
Rau tiền đạo là một căn bệnh nguy hiểm tới sức khỏe mẹ và thai nhi.
Những người dễ mắc bệnh rau tiền đạo
Phụ nữ có nguy cơ mắc rau tiền đạo cao hơn nếu họ đã có phẫu thuật trước đó liên quan đến tử cung, chẳng hạn như: mổ đẻ; phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung; nong và nạo tử cung.
Rau tiền đạo thường do vết sẹo trong niêm mạc tử cung: Những người phụ nữ phẫu thuật trước đó; rau thai lớn, chẳng hạn như với đa thai; mẹ 35 tuổi trở lên trong thời kỳ mang thai; thai nhi bất thường.
Rau tiền đạo cũng là phổ biến hơn ở phụ nữ: đã sinh ít nhất một lần; đã bị rau tiền đạo với lần mang thai trước; đa thai; mẹ 35 tuổi trở lên; khói thuốc lá, sử dụng chất kích thích.