Thái Lan đặt mục tiêu gấp đôi Việt Nam tại SEA Games 32

GD&TĐ - Thái Lan hướng tới mục tiêu giành 162 Huy chương Vàng để nhất toàn tại SEA Games 32 được tổ chức ở Campuchia.

Mục tiêu 162 Huy chương Vàng của thể thao Thái Lan cao gần gấp đôi so với mốc tối thiểu của đoàn Việt Nam.

Đây cũng là con số cao nhất kể từ SEA Games 24 do Thái Lan đăng cai với 183 Huy chương Vàng. Từ SEA Games 25 đến SEA Games 30, đoàn Thái Lan lần lượt đoạt 86, 109, 107, 95, 72, 92 Huy chương Vàng. Tới SEA Games 31, đoàn thể thao Thái Lan giành 92 Huy chương Vàng, xếp thứ hai sau chủ nhà Việt Nam.

Thái Lan tham dự SEA Games 32 với lực lượng đông nhất gồm 1.985 thành viên, trong đó có hơn 1000 vận động viên. Để tham dự kỳ đại hội tại Campuchia, Ủy ban Olympic và Quỹ phát triển thể thao quốc gia Thái Lan đã thông qua ngân sách 156 triệu baht (khoảng 100 tỷ đồng) cho đoàn.

Thể thao xứ Chùa vàng mạnh ở điền kinh, cử tạ, cầu mây, taekwondo, boxing, bóng bàn… Họ hướng tới giành lại một số Huy chương Vàng ở các môn bóng đá nam và nữ, vật, khiêu vũ thể thao hay kick boxing – vốn không đạt chỉ tiêu ở SEA Games 31.

Bóng đá Thái Lan chỉ giành ngôi Á quân tại SEA Games 31.

Bóng đá Thái Lan chỉ giành ngôi Á quân tại SEA Games 31.

Thái Lan từng xếp hạng nhất toàn đoàn SEA Games nhiều nhất với 13 lần sau 31 kỳ, gồm các năm: 1959, 1965, 1967, 1971, 1973, 1975, 1985, 1995, 1999, 2007, 2009, 2013 và 2015. Thái Lan cũng là đoàn duy nhất chưa từng nằm ngoài top ba ở tất cả các kỳ Đại hội Thể thao khu vực.

Xếp sau Thái Lan về thành tích nhất toàn đoàn ở các kỳ SEA Games là Indonesia với 10 lần. Các quốc gia Malaysia, Myanmar, Việt Nam và Philippines có cùng hai lần đứng nhất.

Việt Nam năm nay cử 1.003 thành viên tham dự đại hội ở Campuchia, trong đó có khoảng 700 Vận động viên.

Đây là số lượng thành viên lớn nhất trong lịch sử thể thao Việt Nam từng tham dự một kỳ SEA Games diễn ra ở nước ngoài.

Mục tiêu của đoàn là giành từ 90 Huy chương Vàng vàng trở lên và đứng trong top 3 chung cuộc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.

Minh họa/INT

Vũ khí thuế quan

GD&TĐ - Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ khi lên nhậm chức đã sử dụng thuế quan như 'một thứ vũ khí' trong chính sách đối ngoại và phát triển kinh tế.