Thả cặp rắn hổ mây “khủng” ở Núi Cấm về thiên nhiên

GD&TĐ - Cặp rắn hổ mây (rắn hổ mang chúa) “khủng” ở Núi Cấm (An Giang) vừa được các ngành chức năng tiếp nhận để thả về thiên nhiên.

Cặp rắn hổ mây trọng lượng trên 34kg, chiều dài mỗi con trên 4 mét
Cặp rắn hổ mây trọng lượng trên 34kg, chiều dài mỗi con trên 4 mét

Chiều 30/5, ngành chức năng tỉnh An Giang cùng với chuyên gia đến từ Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã (WAR) và chuyên gia về rắn ở Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) đã tiến hành các thủ tục bàn giao, nhận cặp rắn hổ mang chúa nặng 34kg.

Để tiến hành đưa cặp rắn vào túi lưới, ngành chức năng phải nhờ chuyên gia về rắn ở Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang). Sau khi “thu phục” được cặp rắn, chuyên gia tiến hình khâu kiểm tra sức khỏe, gắn chip theo dõi và cho mỗi con rắn vào chuồng nhốt riêng.

Các cơ quan chức năng xác minh đây đúng là rắn hổ mây (hổ mang chúa), trọng lượng 2 con khoảng trên 34kg, chiều dài mỗi con trên 4 mét.

Cặp rắn được nhân viên của Tập đoàn Sao Mai bắt được tại vùng rừng núi thuộc núi Cấm (huyện Tịnh Biên, An Giang)
Cặp rắn được nhân viên của Tập đoàn Sao Mai bắt được tại vùng rừng núi thuộc núi Cấm (huyện Tịnh Biên, An Giang) 

Đây là cặp rắn mà nhân viên của Tập đoàn Sao Mai đã bắt được tại vùng rừng núi thuộc núi Cấm (huyện Tịnh Biên, An Giang) lúc thi công công trình làm điện năng lượng mặt trời. Sau khi bắt được cặp rắn “khủng”, nhân viên của tập đoàn đã đưa cặp rắn đến Khu du lịch Đồi Tức Dụp (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang).

Rắn hổ mây hay rắn hổ mang chúa (tên khoa học Ophiophagus hannah) là loài rắn thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ) phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là khoảng 7m. 

Theo ngành chức năng, địa điểm thả cặp rắn “khủng” được giữ bí mật, chỉ biết là khu vực rừng sâu ở vùng Đông Nam bộ. Cặp rắn được gắn chip theo dõi về sức khỏe và theo dõi vị trí để đảm bảo an toàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.
Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.