Theo ghi nhận của PV Infonet, vào sáng 20/1 (tức ngày 23 tháng chạp), tại các hồ ở Hà Nội như: Thành Công, Hoàng Cầu, Nghĩa Đô, Hồ Tây rất đông người mang cá chép đến thả nhằm tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Người dân ném cá xuống hồ nước.
Khác với nhiều năm trước, năm nay, người dân mang cá ra các hồ nước thả đã ý thức hơn về vấn đề bảo vệ môi trường. Đã không còn tình trạng vứt tro, chân hương, ban thờ xuống hồ nhiều như mấy năm trước. Tình trạng xả rác (túi nilon) trên bờ đã giảm hẳn so với mọi năm.
Một số người khi “lỡ tay” để rác tại chỗ, ngay lập tức được những người xung quanh nhắc nhở. Còn tại các hồ lớn, lực lượng bảo vệ liên tục nhắc nhở người dân đi thả cá về vấn đề bảo vệ môi trường.
Cá bay thẳng lên trời rồi quy lại hồ nước kiểu "ném tên" thế này thì cá rất khó sống.
Tuy nhiên, trong năm nay một vấn đề mà đa số người dân rất băn khoăn, đó là tình trạng cá chết hàng loạt ở các hồ. Theo đó, người dân lo ngại khi cá thả xuống hồ, cá sẽ không thể duy trì được sự sống và như vậy sẽ “mất lộc”.
Bác Nguyễn Văn Thành (60 tuổi, ở quận Đống Đa, Hà Nội – người thả cá ở hồ Hoàng Cầu) cho biết: “Tôi nghĩ số cá thả ra sống là rất ít, vì vốn những con cá này đã rất yếu, cộng thêm việc môi trường nước ô nhiễm, cá sẽ dễ chết. Nhưng không còn chỗ nào thả, nên đành ra đây làm cho “phải phép” chứ cá khó sống lắm”.
Người dân ném cá tiễn ông Công, ông Táo thật mạnh ra giữa hồ.
Những lo lắng của người dân là hoàn toàn có cơ sở, khi xuất hiện cá chết ngay sau khi thả, cùng với đó là rất nhiều các chép đỏ đã quay đầu lại bờ, thể hiện sự sống yếu ớt.
Cá chém vàng được người dân thả theo kiểu "tên lửa" phi lên trời sau đó quay xuống hồ nước.
Nhiều người mang cá ra thả rất cẩn thận ...
... nhưng có rất nhiều người mang cá tiễn ông Công, ông Táo về trời theo cách này...
Hất mạnh cá xuống hồ
... ném cá theo kiểu "phi tên".
Ném cá thật mạnh ra hồ nước.
Những con cá chép vàng được người dân "phi" xuống hồ nước đã chết thế này, khi ông Công, ông Táo chưa kịp cưỡi về trời.