Tên lửa đánh chặn “Buk-M3”: Người lính đa năng trong thời hiện đại

GD&TĐ - Phiên bản nâng cấp mới nhất của hệ thống tên lửa “Buk” có khả năng đánh chặn thiết bị không người lái, tên lửa hành trình, các loại bom điều khiển. Ở phiên bản mới nhất này, tầm xa và tầm cao tiêu diệt mục tiêu đã được mở rộng gấp đôi.

Tên lửa đánh chặn “Buk-M3”: Người lính đa năng trong thời hiện đại

Phiên bản sử dụng trong quân đội Nga với tên gọi “Buk-M3”, còn phiên bản xuất khẩu với tên gọi đặc biệt– “Viking”, 9K317M là phát triển đỉnh cao của họ hệ thống tên lửa đánh chặn tầm trung của lực lượng phòng không Nga với tên gọi chung là “Buk”.

Trong gần nửa thế kỷ, tầm xa tối đa tiêu diệt mục tiêu của hệ thống tên lửa “Buk” được phát triển tuyến tính tăng 3 lần so với phiên bản đầu tiên - đạt khoảng 70 km, còn tầm cao tăng lên gấp 2 lần – đạt khoảng 3.500 m.

Ngoài nhiệm vụ đầu tiên là đánh chặn các loại máy bay và trực thăng, thì “Buk-M2” và “Buk-M3” còn có khả năng tiêu diệt hiệu quả các loại thiết bị bay không người lái, tên lửa hành trình, các loại bom điều khiển cũng như các phương tiện có điều khiển khác.

Ngoài ra khả năng bắn phá các mục tiêu radiocontrast mặt đất và mục tiêu trên biển làm cho nó trở thành một phương tiện đa năng trong việc bảo vệ lãnh thổ.

Việc nghiên cứu phát triển hệ thống tên lửa đánh chặn được tiến hành từ năm 1970, trở thành một thế hệ tiếp nối hợp lý của hệ thống 2K12 “Kub”. Kế thừa ý tưởng và một số kết cấu từ “Kub”, về cơ bản “Buk” khác với thế hệ trước đó ở thiết bị ra đa tiên tiến sử dụng tín hiệu bán liên tục.

Trong trường hợp không bị gây nhiễu nhân tạo, ra đa sẽ hoạt động theo chế độ bức xạ xung đo tầm xa, khi mục tiêu được xác định, ra đa sẽ chuyển sang chế độ tín hiệu bán liên tục cho phép theo dõi các mục tiêu trên không và truyền tín hiệu trực tiếp tới tên lửa ngay cả trong điều kiện gây nhiễu vô tuyến mạnh.

“Buk-M3” được trang bị cho Lực lượng phòng không Nga vào năm 2016. Khác với phiên bản “Buk-M2” ở việc thay thế tên lửa 3M317 bằng tên lửa 9M317M. So với tên lửa cũ, loại tên lửa mới nhẹ hơn khoảng 150 kg, giảm chiều dài hơn 30 cm, đường kính 400-360 mm.

Theo Tvzvezda.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...