Tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Zmeevyk đã bị hủy bỏ?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Báo chí biết đến sự tồn tại của tên lửa đạn đạo chống hạm tầm xa Zmeevyk chỉ một năm trước, mặc dù khả năng cao đây là một dự án từ thời Liên Xô.

Tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Zmeevyk đã bị hủy bỏ?

Điện Kremlin dường như đã quyết định ngừng sản xuất một loại tên lửa chống hạm tầm xa thế hệ mới, được gọi là Zmeevyk.

Điều này được hãng thông tấn TASS cho biết dựa trên các nguồn tin riêng của mình.

Tờ TASS viết: "Công việc trong dự án Zmeevik đã bị đóng băng, bởi vì hiện tại mọi nỗ lực của ngành công nghiệp quốc phòng đều nhằm mục đích cải thiện tất cả các loại tên lửa đã có trong trang bị".

Cần lưu ý rằng công việc chế tạo tên lửa chống hạm Zmeevik được biết đến vào tháng 7 năm 2022, đồng thời có lưu ý rằng nó đã được phát triển trong "một thời gian khá dài". Như trong nhiều trường hợp, dự án này có lẽ bắt nguồn từ thời Liên Xô.

Vào thời điểm đó cũng có thông tin cho rằng Zmeevyk khá giống với các hệ thống DF-21D và DF-26 của Trung Quốc. Cả hai đều là tên lửa đạn đạo tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn với tầm bắn 1.500 và 5.000 km.

Mục tiêu chính của hai loại vũ khí này chính là các nhóm tấn công tàu sân bay, để đạt được hiệu quả tối đa, có thông tin cho rằng chúng tích hợp đầu đạn hạt nhân công suất lớn.

Tên lửa Zmeevyk được Nga phát triển có nhiều nét tương đồng với DF-26 của Trung Quốc.

Tên lửa Zmeevyk được Nga phát triển có nhiều nét tương đồng với DF-26 của Trung Quốc.

Điều thú vị là đối với Liên bang Nga, dự án Zmeevyk dưới vỏ bọc "tên lửa chống hạm" có thể nhằm che giấu việc chế tạo tên lửa tầm trung bị hạn chế theo Hiệp ước INF. Nhưng đến năm 2019, Moskva chính thức rút khỏi thỏa thuận và không cần bất kỳ “vỏ bọc” nào.

Nhưng cần chú ý đến thực tế là ở nước Nga hiện nay, mọi nỗ lực đều hướng tới việc "cải thiện" những phát triển đã tồn tại. Điều này có nghĩa là nguồn lực không đủ để thực hiện các dự án mới, ngoài ra có thể là do thiếu công nghệ.

Không loại trừ khả năng để tiết kiệm thời gian, một phiên bản đặc biệt của tên lửa đạn đạo Iskander-M hay Kh-47M2 Kinzhal, được sửa đổi cho vai trò chống hạm sẽ ra đời trong tương lai không xa.

Trung Quốc thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-26.

Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ