Tên lửa bí ẩn lần đầu tiên được Israel sử dụng tấn công Iran

GD&TĐ - Trong cuộc tấn công Iran, Israel được cho là đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo Air LORA.

Tên lửa bí ẩn lần đầu tiên được Israel sử dụng tấn công Iran

Không quân Israel (IAF) mới đây đã thực hiện chiến dịch quy mô lớn “Những ngày ăn năn”, tấn công nhiều mục tiêu quân sự của Iran. Trong quá trình tác chiến, máy bay chiến đấu của IAF đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Air LORA đầy bí ẩn.

Cần lưu ý rằng loại đạn tấn công nói trên chính phiên bản sửa đổi của tên lửa bán đạn đạo chiến thuật LORA, vốn thuộc loại đất đối đất. Đây là một vũ khí tương tự Iskander-M của Nga, do vậy Air LORA là "sự làm lại" của tổ hợp LORA trên mặt đất, tức là có cùng triết lý biến Iskander-M thành Kinzhal.

Hiệu quả của việc IAF sử dụng Air LORA được chứng minh bằng vòng tròn sai số tối thiểu dưới 10 m khi oanh tạc các xưởng thuộc nhà máy sản xuất tên lửa ở Parchin, dữ liệu được ghi lại bởi vệ tinh giám sát bề mặt trái đất của công ty Mỹ Planet Labs, Inc.

bcafbca820-photo-2024-10-27-13-01-54-2-5131-1469.jpg
0a41f17798-photo-2024-10-27-13-01-54-549-8977.jpg
Mục tiêu của Iran bị tên lửa đạn đạo Air LORA tiêu diệt.

Tên lửa đạn đạo Air LORA được trang bị hệ thống dẫn đường quá tính (INS) tiên tiến và có khả năng chống nhiễu cao, đồng thời có khả năng thực hiện động tác thao diễn phức tạp với tình trạng quá tải lớn ở tốc độ di chuyển khá cao nhằm vô hiệu hóa khả năng đánh chặn.

Có lẽ chính vũ khí này đã tấn công từ 2 đến 4 tiểu đoàn hệ thống phòng không S-300PMU-2 của Iran, vốn được triển khai bao phủ khu vực bầu trời phía trên nhà máy Parchin.

Mới đây thậm chí Tập đoàn IAI của Israel còn đã tung ra đoạn video giới thiệu tên lửa đạn đạo Air LORA, trong đó trình diễn khả năng tiêu diệt hệ thống phòng không S-300PMU-2/S-400 trong một “miệng núi chết” nằm ngoài tầm chiếu xạ của radar 30N6E và 92N6E.

Trước tình hình trên, báo chí Nga nhận định việc thất bại của hệ thống phòng không Iran có liên quan đến việc họ không tuân thủ nguyên tắc phân tán radar trên mặt đất nhằm lấp điểm mù.

Bên cạnh đó, Không quân Israel cũng sử dụng tên lửa đạn đạo ROCKS (tầm bắn lên tới 500 km) và có thể là các phiên bản khác nhau của Sparrow (Black Sparrow, Blue Sparrow và Silver Sparrow) có cự ly tác chiến 2.000 km.

Tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Blue Sparrow là đạn mục tiêu để thử nghiệm hệ thống phòng không của Israel nhưng vẫn có khả năng mang đầu đạn nổ mạnh. Đồng thời tên lửa tầm xa ROCKS cũng sử dụng tầng gia tốc tương tự Sparrow.

Đối với Không quân Iran, mặc dù chưa rõ lý do, nhưng họ thậm chí còn không cố gắng đánh chặn các máy bay chiến đấu F-16I, F-15I và F-35I của Israel trên không phận nước láng giềng Iraq vào thời điểm tiêm kích IAF tiến sát tới địa điểm phóng tên lửa.

Tập đoàn IAI làm video quảng cáo khả năng tấn công chính xác của tên lửa đạn đạo Air LORA.
Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Viktor Gyokeres được cả Barca và Man United quan tâm.

Barca tranh ngôi sao với Man United

GD&TĐ - Tiền đạo Viktor Gyokeres của câu lạc bộ Sporting Lisbon được một loạt đội bóng lớn của châu Âu quan tâm.

Nhà giáo Mỵ Duy Thọ (người thứ 4, hàng 2 từ phải sang) chụp hình kỷ niệm tại Trường THPT Lam Sơn, Thanh Hóa, 1986. Ảnh tư liệu

Chất thi nhân trong hồn thầy giáo Toán

GD&TĐ - Ở đời, thỉnh thoảng chúng ta hay gặp những người giỏi một nghề nhưng khi chuyển đam mê sang lĩnh vực khác cũng thành công không kém.