TEDI ra nghị quyết đại hội đồng cổ đông trái luật để "né" lên sàn chứng khoán

GD&TĐ - Đại hội đồng cổ đông Tổng Công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) đã ra Nghị quyết không đăng ký lưu ký và giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán Upcom, cố tình làm trái quy định của pháp luật

Mặc dù đã cổ phần hóa từ năm 2014, nhà nước đã thoái toàn bộ 100% vốn Nhà nước, nhưng đến nay TEDI vẫn chưa niêm yết, giao dịch trên sàn chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Mặc dù đã cổ phần hóa từ năm 2014, nhà nước đã thoái toàn bộ 100% vốn Nhà nước, nhưng đến nay TEDI vẫn chưa niêm yết, giao dịch trên sàn chứng khoán theo quy định của pháp luật.

TEDI cố tình chậm “lên sàn” để thao túng?

Ngày 20/4/2016, Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt Phương án thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải – CTCP (TEDI).

Đến ngày 18/5/2016 TEDI đã hoàn thành việc thoái toàn bộ 100% vốn Nhà nước tại doanh nghiệp này. Theo đó, Nhà nước không còn vốn đầu tư tại đây và TEDI trở thành công ty cổ phần 100% vốn ngoài quốc doanh.

Tiếp theo đó, ngày 20/12/2016, TEDI hoàn thành việc đăng ký Công ty đại chúng theo văn bản số 8396/UBCK-GSĐC của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Được biết, khi trở thành công ty đại chúng, TEDI phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Điều 25 Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010, TEDI có nghĩa vụ nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có đủ các điều kiện công ty đại chúng. Như vậy, kể từ khi TEDI đáp ứng đủ điều kiện trở thành Công ty đại chúng, doanh nghiệp này sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định.

Tuy nhiên, đến ngày 01/12/2015, TEDI mới nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Vì việc chậm chạp này, TEDI đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính số tiền 30 triệu đồng.

Về nghĩa vụ đăng ký, lưu ký chứng khoán tập trung và đăng ký giao dịch chứng khoán, theo Điều 27, Điều 52 và Điều 53 Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010, thì kể  từ khi TEDI trở thành Công ty đại chúng, TEDI có nghĩa vụ phải thực hiện đăng ký, lưu ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, TEDI có nghĩa vụ đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch Upcom theo quy định tại Thông tư 180/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Quy định của pháp luật là như thế, nhưng cho đến nay TEDI vẫn chưa thực hiện đăng ký, lưu ký chứng khoán trên hệ thống giao dịch Upcom theo quy định. Việc làm chậm trễ này của TEDI đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính số tiền 350 triệu đồng, buộc phải nộp hồ sơ đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán cho Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày xử phạt.

Theo phản ánh với báo chí, các cổ đông của TEDI cho rằng việc cố tình kéo dài không đưa TEDI lên đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch Upcom là bởi mục đích của nhóm lợi ích đang thao túng doanh nghiệp. Bởi nếu làm đúng như quy định, TEDI sẽ phải báo cáo công khai hoạt động và chịu sự kiểm soát của cơ quan kiểm toán. Còn nếu né tránh được việc này, nhiều uẩn khúc của doanh nghiệp sẽ được “che đậy”.  

Chứng minh cho những điều nêu trên, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của TEDI mới được tổ chức ngày 29/6/2021, hàng loạt sai sót, tồn tại của TEDI trong quá trình thực hiện cổ phần hóa đã được bà Phạm Thị Hồng Nhung, Trưởng Ban giám sát của TEDI đã chỉ ra.

Những sai phạm được bà Phạm Thị Hồng Nhung nêu ra là: “Thời điểm ghi nhận doanh thu của công ty chậm hơn thời điểm ký nghiệm thu, quyết toán với khách hàng; Chi phí thực hiện dự án trong kỳ chưa tương ứng với doanh thu ghi nhận; Nhiều chứng từ hoàn ứng chi phí của các trung tâm không đủ điều kiện là chứng từ hợp lệ; Chi phí vật tư ấn phẩm, photocopy chiếm tới 30% chi phí được giao khoán ; Thuê chuyên gia nội bộ thực hiện các công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của mình, gây rủi ro về loại trừ chi phí; Hoán đổi chi phí giữa các dự án, đây là hành vi cố ý thay đổi nội dung chứng từ sai sự thật giữa các dự án làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và số thuế phải nộp; Quỹ lương hàng năm đang được xác định chưa phù hợp với quy chế tiền lương, thưởng của TEDI, ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông; Quy trình tạm ứng hoàn ứng lỏng lẻo gây rủi ro cho công ty; Vi phạm trong quản lý và sử dụng thầu phụ tại các dự án, tỷ lệ thuê thầu phụ vượt mức, một số khoản chi phí thuê thầu phụ chưa đủ hồ sơ nghiệm thu hoàn thành”.

Ra nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trái luật?

Theo quy định của pháp luật, đối với Công ty đại chúng hình thành từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước như TEDI sẽ phải thực hiện đăng ký, lưu ký và giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán Upcom.

Tuy nhiên, tại Khoản 1, Điều 02, Nghị quyết số 08-NQ/TEDI-ĐHĐCĐ của Đại hội đồng cổ đông TEDI đã quyết nghị không thông qua việc thực hiện nghĩa vụ đăng ký lưu ký và giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán Upcom.

Lý giải về việc chậm lên sàn chứng khoán, ông Phạm Hữu Sơn, Tổng Giám đốc TEDI đã đưa ra những lý lẽ "mơ hồ", rằng ông muốn bảo vệ người lao động, không muốn bị các cổ đông lớn thôn tính công ty(?).

Theo quy định của pháp luật, quyền lợi của cổ đông, quyền lợi của người lao động chỉ có thể được bảo đảm khi TEDI minh bạch tài chính bằng cách thực hiện đúng các nghĩa vụ đăng ký, lưu ký và giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán Upcom.

Lý giải cho việc làm sai trái pháp luật nêu trên, ông Phạm Hữu Sơn cho rằng: "Tôi chỉ thực hiện theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Đây là xử phạt hành chính chứ không như vi phạm thuế, hình sự."    

Rõ ràng cách giải thích của ông Sơn cũng như Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông TEDI chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của một "nhóm người" chứ không phải vì lợi ích của tất cả các cổ đông của TEDI.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 151, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Tòa án hoặc Trọng tài có quyền xem xét, hủy bỏ một phần nội dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, nếu nhận được yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần phổ thông của TEDI trở lên, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông.

Theo đó, những hậu quả pháp lý bất lợi và các ảnh hưởng về uy tín trong quá trình giải quyết hủy bỏ nội dung Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông nêu trên sẽ do TEDI gánh chịu.

Luật Chứng khoán năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán năm 2010, Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Thông tư 01/2015/TT-BTC, Thông tư 180/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính là căn cứ pháp lý buộc các Công ty đại chúng hình thành từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước phải hoàn tất việc thực hiện đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch chứng khoán theo quy định.

Ngày 05/01/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc Tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

Nội dung Chỉ thị yêu cầu rất rõ: “Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước đôn đốc các doanh nghiệp đã cổ phần hóa: Thực hiện nghiêm việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật”, và: “Xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc để chậm trễ trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn, đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán ... có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm các vi phạm, không để tái diễn.”.

Nói về việc Đại hội đồng cổ đông của TEDI cố tình bao biện cho việc Công ty chậm thực hiện các nghĩa vụ đăng ký, niêm yết theo quy định của pháp luật , Luật sư Lê Vĩnh Thụy nhận định: “việc Công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải- CTCP (TEDI) khi đủ điều kiện trở thành Công ty đại chúng thì phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật như nghĩa vụ nộp hồ sơ công ty đại chúng quy định, nghĩa vụ công bố thông tin, nghĩa vụ đăng ký, lưu lý chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán.

Các nghĩa vụ này do pháp luật quy định là nhằm đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch trong hoạt động giao dịch chứng khoán khi các Công ty nói chung hay TEDI nói riêng khi trở thành Công ty đại chúng và qua đó đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng khoán.

Việc TEDI chậm trễ thực hiện các nghĩa vụ trên đã xâm phạm trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, xâm phạm tới quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư. TEDI cần phải sớm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.”

Báo GD&TĐ sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về việc cố tình làm trái quy định của pháp luật trong việc chậm thực hiện đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...