Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sắp phá vỡ kỷ lục nắng nóng ở châu Âu

GD&TĐ - Trước một đợt nóng mới diễn ra tại châu Âu, các nhà dự báo tin rằng kỷ lục về nắng nóng tại lục địa này sắp bị phá vỡ trong những ngày tới. Kỷ lục về nắng nóng ở châu Âu hiện tại là 48 độ C tại Athens vào tháng 7/1977.

Một đứa trẻ đang tránh nóng tại một vòi nước công cộng tại	thủ đô Madrid
Một đứa trẻ đang tránh nóng tại một vòi nước công cộng tại thủ đô Madrid

Nhiệt độ đang gia tăng không ngừng tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha do làn không khí nóng thổi sang từ châu Phi. Chương trình thời tiết của BBC dự báo nhiệt độ phía Tây Nam Tây Ban Nha và Nam, Đông Nam Bồ Đào Nha sẽ tăng lên đến 47 độ C vào cuối tuần này. Nhiệt độ nóng kỷ lục của Bồ Đào Nhà là 47,7 độ C vào năm 2003 và của Tây Ban Nha là 47,3 độ C vào tháng 7 năm ngoái.

Dịch vụ thời tiết quốc gia của Tây Ban Nha đã đặt ra lời cảnh báo cho tới ít nhất là ngày Chủ nhật, đợt nóng sẽ diễn ra vô cùng dữ dội và lâu dài ở phía Tây Nam đất nước.

Meteoalarm, tổ chức cảnh báo thời tiết ở châu Âu đã đưa ra báo động đỏ đối với phần lớn miền Nam Bồ Đào Nha và tỉnh Badajoz ở Tây Ban Nha về mức độ nóng khủng khiếp có thể gây nguy hại tới mạng người.

Ý cũng đã ban hành báo động đỏ khắp khu vực trung tâm và phía Bắc đất nước, bao gồm các địa điểm du lịch nóng như Rome, Florence và Venice về đợt nóng kỷ lục.

Meteogroup cho biết khả năng nhiệt độ tăng lên tới mức nóng kỷ lục 48 độ C ở Athens là 40% và khả năng nhiệt độ nóng kỷ lục bị phá vỡ là 25 - 30%.

Ipma, dịch vụ thời tiết quốc gia của Bồ Đào Nha cho biết đợt nóng này có thể sẽ không kém gì so với đợt nóng kỷ lục năm 2003. Nhiệt độ thấp nhất về đêm trên phần lớn đất nước cũng phải rơi vào khoảng ít nhất từ 25 - 30 độ C.

Các vụ hỏa hoạn đã liên tục diễn ra trên khắp Hy Lạp khiến hơn 90 người chết và Thụy Điển cũng đang phải chiến đấu với hàng chục vụ hỏa hoạn tương tự diễn ra gần cực bắc Vòng Bắc Cực. Hỏa hoạn là 1 vấn đề hàng năm của phần lớn châu Âu và điều kiện khí hậu nóng, khô kéo dài càng làm tăng tỉ lệ diễn ra của các trận hỏa hoạn. Các nhà khoa học cho biết, biến đổi khí hậu đã làm các đợt sóng nhiệt tại châu Âu kéo dài gấp đôi so với bình thường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.