Lựa chọn của người chồng
Một câu chuyện đang được chia sẻ rộng rãi trên ứng dụng Wechat của Trung Quốc. Nội dung câu chuyện như sau:
Có một chiếc tàu lớn đang trên đường chở du khách ra biển tham quan thì gặp nạn. Trên tàu đó có một cặp vợ chồng, khó khăn lắm họ mới đến gần được chiếc thuyền cứu sinh.
Nhưng tiếc thay, trên thuyền cứu sinh khi đó chỉ còn duy nhất một chỗ ngồi. Và không do dự quá lâu, người chồng quyết định đẩy vợ lại phía sau, còn mình nhảy xuống thuyền cứu sinh trở về đất liền.
Người vự đứng trên chiếc tàu lớn đang chìm dần, cố hết sức hét lên một câu…
Nói đến đây, thầy giáo dừng lại hỏi học sinh: “Các em đoán xem, người phụ nữ đã hét lên câu gì với chồng của cô ấy?”
Các nhóm học sinh tỏ ra khá bực tức, nhiều em đồng thanh trả lời: “Tôi hận anh, tôi có mắt mà như mù!”
Khi đó, thầy giáo chú ý đến một học sinh nãy giờ ngồi im không nói gì. Thầy liền nhắc lại câu hỏi với chính em học sinh đó và nhận được câu trả lời: “Thưa thầy, em nghĩ rằng người phụ nữ đó đã hét lên rằng: Hãy chăm sóc con của chúng ta thật tốt!”
Thầy giáo kinh ngạc hỏi: “Em nghe câu chuyện này rồi phải không?”
Thầy giáo cảm động nói: “Đáp án chính xác.”
Chiếc thuyền chìm dần phía sau lưng, người đàn ông đem theo nỗi đauu tột cùng trở về nhà, nuôi các con khôn lớn trưởng thành.
Nhiều năm sau, người đàn ông lâm bệnh qua đời. Con gái ông trong lúc sắp xếp lại di vật của bố đã phát hiện cuốn nhật ký của ông.
Thì ra, khi bố và mẹ cô đi thuyền ra biển chơi là lúc mẹ cô đã bệnh nặng không thể cứu chữa. Vào thời khắc sinh tử, bố cô đã quyết định chọn cơ hội sống sót cho mình.
Trong nhật ký, ông viết: “Tôi đã rất muốn cùng mình cùng chìm xuống đáy biển nhưng tôi không thể. Vì con gái, tôi chỉ có thể để mình một mình an giấc dài dưới đáy biển sâu.”
Thầy giáo kể xong câu chuyện, cả lớp học trầm lắng không một tiếng động. Thầy giáo biết các em học sinh có lẽ đã đều hiểu ý nghĩa của câu chuyện này, rằng:
Sự thiện, ác trên đời có nhiều khi thật phức tạp, khó có thể phân biệt rạch ròi. Vì thế, với mọi sự vật hiện tượng, chúng ta không nên chỉ nhìn vẻ ngoài mà kinh suất trong việc phán xét người khác.
Cùng ngẫm
Người thích chủ động thanh toán tiền không phải bởi vì họ nhiều tiền mà bởi họ coi trọng tình bằng hữu hơn tiền bạc.
Người chủ động làm nhiều hơn trong công việc không phải họ ngốc nghếch mà họ sống với tinh thần trách nhiệm cao.
Người xin lỗi trước sau khi cãi nhau không phải vì họ nhận ra họ sai mà bởi họ hiểu cách trân trọng những người xung quanh mình.
Người tình nguyện giúp đỡ bạn không phải họ nợ bạn mà họ coi bạn là bạn thực sự.
Người thường xuyên nhắn tin thăm hỏi bạn không phải họ rảnh không có việc gì làm mà bởi trong lòng họ có bạn.