Tập trung triển khai các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

GD&TĐ - Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại hội nghị "Thống nhất các biện pháp cấp bách phòng chống dịch tả heo châu Phi" diễn ra sáng nay (28/2), tại Hà Nội.

Chỉ sau 1 tuần phát hiện ổ dịch, tổng số heo bị mắc bệnh và tiêu hủy là 2.349 con (với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 172.505kg), tổn thất hàng chục tỷ đồng.
Chỉ sau 1 tuần phát hiện ổ dịch, tổng số heo bị mắc bệnh và tiêu hủy là 2.349 con (với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 172.505kg), tổn thất hàng chục tỷ đồng.

Theo đó, dịch này đã lan ra 6 tỉnh, thành phố và có dấu hiệu lan rộng. Tính đến thời điểm này (28/2), dịch tả heo đã xảy ra tại 96 hộ, 33 thôn, 20 xã, 13 huyện của 6 tỉnh, thành phố gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội và Hà Nam.

Tổng số heo bị mắc bệnh và tiêu hủy là 2.349 con (với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 172.505kg) và đã gây ra tổn thất hàng chục tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho hay, dịch tả heo châu Phi không lây sang người nhưng rất nguy hiểm vì lây lan rất nhanh, đồng thời không có vắc xin phòng bệnh. Nếu không quyết liệt ngăn chặn sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi. Quan trọng nhất hiện nay là áp dụng đồng bộ các giải pháp tổng hợp, với phương châm "phòng là chính".

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ, diễn biến dịch hiện nay phức tạp, có xu hướng lan rộng ra nhiều địa phương.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành và địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch. Làm tốt công tác thông tin để ngưởi dân hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của dịch tả heo châu Phi để người dân cùng vào cuộc mới khống chế dịch thành công. Tập trung triển khai các biện pháp phòng chống dịch tả mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra. Chủ động có biện pháp hỗ trợ phòng chống dịch; hỗ trợ người chăn nuôi trong phạm vi của địa phương. Thông tin tuyên truyền tích cực, không để gây ảnh hưởng tới việc tiêu thụ, chăn nuôi. Đảm bảo cho thị trường hoạt động bình thường.

Như vậy, kể từ thởi điểm phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại Hưng Yên và Thái Bình ngày 20/2/2019 với hơn 250 con lợn bị thiêu hủy, chỉ sau 1 tuần con số này đã tăng gấp 10 lần, với gần 2500 con lợn mắc bệnh bị tiêu hủy và số đị phương ghi nhận bệnh dịch trên đàn lợn là 6 tỉnh, thành.

Giống như bệnh dịch tả truyền thống, dịch tả lợn châu Phi là loại bệnh đặc chủng trên đàn lợn, không lây bệnh cho động vật khác và không ảnh hưởng sức khỏe, lây bệnh sang con người. Cục Thú y khuyến cáo người chăn nuôi cần bình tĩnh thực hiện các biện pháp khử trùng chuồng nuôi bằng vôi bột, thuốc sát trùng.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, người tiêu dùng cần thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng và phải nấu chín kỹ trước khi dùng. Lợn mắc bệnh tả sẽ chết 100% chỉ trong 5-7 ngày. Vi khuẩn tả trong thịt lợn chết ở nhiệt độ 70 độ C.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trao quà Tết cho học trò nghèo tại huyện Krông Bông, Đắk Lắk. (Ảnh: HT)

Lặng thầm trao gửi yêu thương

GD&TĐ - Thời gian qua, Báo GD&TĐ tại miền Trung - Tây Nguyên thường xuyên phối hợp Hội nội thất ô tô Tây Nguyên hỗ trợ học bổng, quà cho học trò nghèo.

Trịnh Ngọc Thanh Tú nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh: TT

Nữ sinh phố núi ước mơ thành cô giáo

GD&TĐ - Trịnh Ngọc Thanh Tú - lớp 12A1, Trường THPT Lê Quý Đôn (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) luôn nuôi ước mơ làm cô giáo để nối tiếp truyền thống gia đình.