Tập trung phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế xã hội

GD&TĐ - Chiều 9/6 tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh trình bày báo cáo giải trình một số vấn đề được đại biểu và đồng bào, cử tri cả nước quan tâm, chất vấn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên họp

Trân trọng những kết quả đạt được

Phát biểu tại phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, hầu hết các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả đạt được, trong đó khẳng định dịch bệnh được kiểm soát vững chắc hơn, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường chuyển biến tích cực, quốc phòng an ninh ổn định, chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, công tác đối ngoại được đẩy mạnh, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện.

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường cùng với tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 và xung đột Nga-Ukraina, những kết quả đạt được là rất cơ bản và rất đáng trân trọng, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, góp phần tăng cường củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho biết, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tập trung xử lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, các vấn đề thực tiễn đặt ra trên các lĩnh vực, tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế xã hội.

Trong hai ngày qua, đã có 3 Bộ trưởng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trực tiếp trả lời chất vấn, 2 Phó Thủ tướng và nhiều thành viên Chính phủ tham gia giải trình, trả lời chất vấn bổ sung tại hội trường. Đối với những vấn đề chất vấn bằng văn bản và các đại biểu Quốc hội chất vấn trực tiếp nhưng chưa được trả lời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ nghiêm túc trả lời bằng văn bản gửi đến các đại biểu Quốc hội.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ, nhận thức rõ trách nhiệm, thời gian tới, Chính phủ, Ban Chỉ đạo sẽ chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, trong đó yêu cầu các Bộ, ngành tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, đề án với lộ trình cụ thể và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Về công tác quy hoạch, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho hay, tiến độ lập quy hoạch của các Bộ, ngành, địa phương vẫn còn chậm so với yêu cầu, do tổ chức thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh trình bày báo cáo giải trình một số vấn đề được đại biểu và đồng bào, cử tri cả nước quan tâm, chất vấn
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh trình bày báo cáo giải trình một số vấn đề được đại biểu và đồng bào, cử tri cả nước quan tâm, chất vấn

Kịp thời tháo gỡ những khó khăn

Chính phủ cơ bản thống nhất về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật thì công tác quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Theo đó, thực hiện điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp có mâu thuẫn cần giảm bớt một số thủ tục sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên để lập, thẩm định, phê duyệt, công bố quy hoạch mà chưa được bố trí vốn và các quy hoạch được điều chỉnh; điều chỉnh tiến độ lập quy hoạch, áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu để lập các quy hoạch mà chưa lựa chọn được nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2230…

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ trân trọng đề nghị Quốc hội xem xét, quyết nghị tại Kỳ họp này, làm cơ sở giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác quuy hoạch.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ, thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội và tiếp tục đôn đốc các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm định, phê duyệt quy hoạch, hoàn thành quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch ngành, hạ tầng quan trọng trong năm 2022, phấn đấu hoàn thành các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch ngành quốc gia trong năm 2023.

Về vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xác định rõ giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2022, cần quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

Trong đó, khẩn trương rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, nhất là về thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng, rà soát điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các dự án, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong kết quả giải ngân và hiệu quả đầu tư các dự án, tăng cường thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm các sai phạm làm chậm tiến độ giải ngân.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị các đoàn ĐBQH, Hội đồng nhân dân các địa phương tăng cường giám sát các địa phương trong vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, kịp thời có ý kiến để đẩy nhanh tiến độ, phấn đầu hoàn thành kế hoạch đã đề ra.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, có được kết quả tích cực, nổi bật nêu trên là nhờ có sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và sự cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính được thúc đẩy mạnh mẽ, cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh được triển khai hiệu quả, cơ chế một cửa, một cửa liên thông ngày càng chuyên nghiệp, công khai, minh bạch.

Tổ chức bộ máy đang được tiếp tục kiện toàn, sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chế độ cương dự có nhiều đổi mới tích cực, các chỉ số cải cách hành chính đều tăng.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho biết, việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn tình trạng phải điều chỉnh chậm, nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh chưa được khắc phục triệt để cải cách thủ tục hành chính chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra tiến độ rà soát, tháo gỡ vướng mắc còn chậm, còn xảy ra nhũng nhiễu, tiêu cực trong thực thi công vụ.

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả đột phá Chiến lược về hoàn thiện thể chế, trong đó tập trung tiếp tục rà soát, triển khai quyết liệt, hiệu quả các trọng tâm xây dựng, hoàn thiện thể chế, bảo đảm chất lượng và tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm gắn với việc thực hiện Đề án, định hướng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Các Bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và xử lý kịp thời, hiệu quả những vấn đề mới phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp triển khai hiệu quả các chương trình, đề án về cải cách hành chính.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định về quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số kinh tế, số xã hội số.

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với bảo đảm nguồn lực và thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.