Tạp chí khoa học Đại học Mở TP.HCM có thêm bản online

Tạp chí khoa học Đại học Mở TP.HCM có thêm bản online

Xây dựng và ra đời website trực tuyến là điều kiện quan trọng để tham gia cơ sở dữ liệu quốc tế của Trường.

Cụ thể, theo lộ trình Đề án nâng cao chất lượng Tạp chí khoa học Đại học Mở TP.HCM sẽ tham gia hệ thống dữ liệu quốc tế ACI từ năm 2020 và đến năm 2025, Tạp chí Khoa học Đại học Mở TP.HCM tham gia vào hệ thống dữ liệu quốc tế SCOPUS.

Thành lập vào năm 2006, đến tháng 5/2020, Tạp chí đã đạt vượt mốc 100 số báo đầu tiên. Cho đến tháng 5/2020 có đến 2.019 lượt tác giả có bài được Tạp chí duyệt đăng. Trong số này có hơn 70% là tác giả ngoài trường, có cả các tác giả nước ngoài.

Trong quá trình phát triển của Tạp chí, việc tham gia viết bài của các tác giả trong và ngoài trường có sự khác biệt rất rõ rệt và có xu hướng ngày càng gia tăng tác giả ngoài trường. Nếu trong giai đoạn 2006-2011, có 36% lượt tác giả ngoài trường thì trong giai đoạn 2011-5/2020 có tới 70% tác giả ngoài trường đối với bản tiếng Việt và 73% đối với bản tiếng Anh.

Tạp chí khoa học Đại học Mở TP.HCM có thêm bản online ảnh 1
Bản online Tạp chí khoa học Đại học Mở TP.HCM

Tại Việt Nam, tính đến tháng 12/2018, có 9 tạp chí đạt chuẩn cơ sở dữ liệu ACI (Asean Citation Index): Journal of Economic Development của đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2015); Journal of Economics and Development của đại học Kinh tế TP.HCM (2015); Biomedical Research and Therapy của ĐH KHTN, Đại học Quốc gia TPHCM (2016). 

Tạp chí Khoa học và Công nghệ (2017), Tạp chí Khoa học Trái đất (2017) của Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam và Tạp chí Khoa học của đại học Đà Lạt (2017); Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering (VJSTE) - của Bộ Khoa học và Công nghệ và hai tạp chí của Đại học Tôn Đức Thắng và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam(12/2018).

Tạp chí khoa học Đại học Mở TP.HCM có thêm bản online ảnh 2
Các đại biểu chụp hình kỉ niệm

Website trực tuyến Tạp chí khoa học của Trường Đại học Mở TP.HCM tại địa chỉ: http://journalofscience.ou.edu.vn

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.