Tạo ra thị trường cạnh tranh về lao động

Tạo ra thị trường cạnh tranh về lao động

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành nội dung làm việc.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) đã được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 và được các vị đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ với 94 lượt ý kiến và thảo luận tại hội trường với 17 lượt ý kiến. Về cơ bản, các ĐBQH nhất trí về sự cần thiết, quan điểm xây dựng và nội dung chủ yếu của dự thảo luật.

Tạo ra thị trường cạnh tranh về lao động ảnh 1
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: Q. Khánh

Ngay sau kỳ họp, trên cơ sở ý kiến của ĐBQH, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu phối hợp giải trình, bổ sung báo cáo về một số nội dung của dự án luật như phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…

Như vậy, ngoài 14 nội dung tại 17 điều, khoản trong báo cáo, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã rà soát tiếp thu, chỉnh lý, còn có 23 điều và phụ lục, cùng các góp ý về kỹ thuật lập pháp sẽ được rà soát tiếp thu, chỉnh lý, bảo đảm tính thống nhất. Qua chỉnh lý bước đầu, dự thảo luật còn 78 điều, giảm 1 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, bỏ 2 điều và bổ sung 1 điều mới.

Tạo ra thị trường cạnh tranh về lao động ảnh 2
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự án luật. Ảnh: Q.Khánh

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành, đánh giá cao việc cơ quan soạn thảo đã tiếp thu nhiều ý kiến của ĐBQH trong Kỳ họp thứ 9 để hoàn thiện dự án luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho rằng, cần hướng rộng thêm chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đó là không chỉ đưa lao động giản đơn mà cần đề cập đến vấn đề đưa lao động chất lượng cao, chuyên gia làm việc tại các nước trên thế giới.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thì cho rằng, phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật là những người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, còn các chuyên gia đi làm việc ở các nước có thể theo nhiều hình thức khác nhau, không phải quy định theo luật này.

Cho rằng, luật ra đời sẽ tạo ra một thị trường cạnh tranh về lao động, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc lưu ý, khi luật có hiệu lực sẽ có những vấn đề cần quan tâm như đào tạo, quản lý lao động để bảo đảm một trường cạnh tranh lành mạnh.

Tạo ra thị trường cạnh tranh về lao động ảnh 3
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu góp ý dự thảo luật. Ảnh: Q.Khánh

Luật có đề cập đến vấn đề về các trung tâm dịch vụ việc làm, vậy trung tâm này là đơn vị quản lý nhà nước hay đơn vị sự nghiệp? Hiện nay vẫn còn tồn tại những trung tâm này nhưng chỉ đào tạo được những ngành nghề phổ biến như may mặc, còn một số ngành kỹ thuật, chế tạo, cơ khí thì vẫn chưa đào tạo được nhiều. Do đó, nên quan tâm theo hướng để doanh nghiệp đấu thầu về đào tạo, quản lý lao động, giúp nhà nước làm tốt hơn.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ

Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.