Tạo ra chuột mang tế bào người

Tạo ra chuột mang tế bào người

Việc kết hợp các khối tạo dựng di truyền (genetic building blocks) của hai loài động vật khác nhau đã được các nhà khoa học thực hiện bằng cách tiêm tế bào gốc của con người vào phôi chuột. Thí nghiệm sau 17 ngày phát triển, một trong những phôi thu được có chứa đến hơn 4% tế bào người. Những giống sinh vật lai này được gọi là chimera. Các nhà khoa học ở nhiều quốc gia đã tiến hành thí nghiệm thêm tế bào người vào phát triển phôi động vật, nhưng chưa có thí nghiệm nào thành công như lần này.

Đáng ngạc nhiên là, những tế bào người được cấy phát triển nhanh hơn theo tốc độ của phôi chuột thay vì tốc độ chậm hơn ở phôi người. Phát hiện này là “vô cùng tình cờ và không thực sự được thấy trước”, theo nhà nghiên cứu Jian Feng, giáo sư thần kinh và sinh học tế bào gốc Trường Đại Học Buffalo (New York). Việc tế bào người một ngày nào đó phát triển thành công trong phôi chuột có thể giúp các nhà khoa học hiểu được quá trình tăng trưởng và lão hóa của cơ thể con người.

GS Jian Feng và nhóm của ông đối diện với một vấn đề lâu dài trong việc tạo ra những chimera như trên là: Để tế bào gốc phôi người và tế bào phôi chuột có thể kết nối và hòa nhập, chúng cần phải ở trong cùng một trạng thái phát triển. Tế bào phôi gốc có tính toàn năng, tức chúng có thể phát triển thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể. Nhưng “tế bào gốc phôi người nhìn và hành động rất khác với tế bào gốc phôi chuột”, vì vậy những nỗ lực đưa chúng đến với nhau trong quá khứ đều thất bại.

Sự thành công của phương pháp mới này sẽ hoàn toàn được quyết định bởi thời gian, nhà khoa học thần kinh và sinh học tế bào gốc Jian Feng cho biết. Tế bào của con người vốn nổi tiếng là khó tích hợp vào các động vật khác, vì các tế bào của các loài khác nhau phát triển với các tốc độ khác nhau. Để nuôi cấy và phát triển trong phôi chuột, các đồng hồ phát triển của tế bào gốc của con người phải đảo ngược tới một giai đoạn sớm hơn gọi là giai đoạn nguyên bản.

“Về cơ bản, bạn cần phải đẩy ngược tế bào của con người về giai đoạn đó”, GS Feng cho biết. Nhà nghiên cứu Feng và các đồng nghiệp đã thiết lập lại đồng hồ của các tế bào gốc bằng cách làm “im lặng” một loại protein là mTOR trong ba giờ đồng hồ. Phương pháp xử lý ngắn gọn này đã gây sốc cho các tế bào, khiến chúng quay ngược về giai đoạn nguyên bản, có lẽ làm khôi phục khả năng biến thành bất kỳ tế bào nào trong cơ thể của các tế bào đó.

Các nhà nghiên cứu đã tiêm các lô từ 10 - 12 tế bào gốc non trẻ này của con người vào các phôi của chuột chứa từ 60 - 80 tế bào chuột, và cho phép các phôi phát triển trong 17 ngày. Nhìn bề ngoài, các phôi này phát triển như bình thường, bất chấp việc chúng đang chứa chấp các tế bào của con người. Bằng cách kiểm tra ADN đặc trưng của chuột hoặc người, các nhà nghiên cứu thấy rằng các tế bào của người chiếm từ 0,1 - 4% của tổng số tế bào trong phôi.

Vậy ý nghĩa của thí nghiệm này là gì? Mục đích cuối cùng không phải tạo ra sinh vật lai người và động vật như trong truyền thuyết. Nếu những sinh vật lai này đạt đến độ trưởng thành nhất định, thì chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thử nghiệm các phương pháp điều trị, chữa bệnh mới trước khi thực hiện trên người. Nói một cách đơn giản, những con chuột mang tế bào người sẽ có kết quả thử nghiệm chính xác hơn so với chuột thông thường.

Trong tương lai, các nhà khoa học cũng có thể phát triển các bộ phận người trên cơ thể của lợn. Đây là loài có nội tạng khỏe mạnh và phù hợp cho các thí nghiệm cấy ghép. Nhưng với phôi chuột chứa 4% tế bào người của thí nghiệm lần này cũng là một bước thử nghiệm quan trọng, tiền đề cho nhiều phát triển của khoa học sinh học trong tương lai.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.