Tạo ra bước đột phá về kiểm soát sinh sản ở nam giới

GD&TĐ - Các nhà khoa học tại Đại học Michigan MSU (Mỹ) vừa có một khám phá quan trọng có thể dẫn đến việc kiểm soát sinh sản ở nam giới một cách hiệu quả.  

Tạo ra bước đột phá về kiểm soát sinh sản ở nam giới

Sử dụng công nghệ sửa gene mới, các nhà nghiên cứu tại MSU do giáo sư Chen Chen dẫn đầu đã khám phá ra rằng các gene kiểm soát việc sản xuất ra tinh trùng ở những con chuột đực có thể bị ngăn chặn lại, khiến cho con chuột bị vô sinh.

Kết quả của cuộc nghiên cứu đã xuất bản trên tạp chí Nature Communications và nó có thể dẫn đến các phương pháp điều trị bằng thuốc tương tự với việc tắt gene trên (được gọi là PNLDC1) ở người. Vì chuột là động vật có vú và có nhiều gene sinh sản tương tự như người nên một phương pháp tương tự có thể thành công ở người.

“Hơn 500.000 nam giới được triệt sản mỗi năm. Đây là thị trường lớn cho nghiên cứu này và hiện tại chúng tôi đã hiểu thêm về cơ sở di truyền của sự phát triển tinh trùng ở động vật có vú” – ông Chen nói trong một báo cáo do MSU công bố hôm nay (12/10).

Ngoài ra, việc triệt sản ở chuột không tồn tại vĩnh viễn, điều này cho thấy việc điều trị tiềm năng bằng thuốc có thể ngăn chặn gene tạm thời và sau đó cho phép sản xuất tinh trùng bình thường.

“Nếu bạn xóa gene này ngay từ khi mới sinh, nó sẽ gây ra vô sinh suốt đời” – ông Chen giải thích.

“Tuy nhiên, do hệ thống mà chúng tôi đang nghiên cứu hoạt động cả ở thời kỳ mới sinh ra và sau đó nên việc sau này bạn chặn cùng một chức năng protein, thì khả năng cao nó cũng sẽ có cùng tác dụng… nhưng nó không ảnh hưởng tới việc sản sinh tinh trùng lâu dài. Để triệt sản vĩnh viễn, bạn cần cắt bỏ tế bào gốc vì chúng là những tiền thân của tinh trùng trưởng thành” – ông Chen nói.

Mặc dù việc giảm hormone testosterone có thể giới hạn hiệu quả việc sản xuất tinh trùng nhưng nó có thể tác động lên các tế bào và bộ phận khác trên cơ thể nam giới, gây ra những tác dụng phụ tiêu cực.

“Tốt hơn hết không nên nhắm vào hormone….PNLCD1 là một phương pháp hay vì về cơ bản nó chỉ tác động ở tế bào mầm chứ không phải các mô bình thường như não, tim hay gan” – ông Chen cho biết thêm.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ