Ông Shiotani Yuichiro - Tổng Giám đốc công ty TNHH AEON TopValu Việt Nam, cho rằng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Bộ Công thương, Tập đoàn AEON sẽ lấy việc gia tăng tỉ lệ mua hàng Việt Nam để bán tại hệ thống AEON Việt Nam và khu vực làm mục tiêu.
“Các nhà cung cấp phải trải qua cuộc đua để đưa sản phẩm vào bày bán trong cửa hàng Aeon. Khi doanh nghiệp Việt đưa được sản phẩm vào hệ thống đồng nghĩa với khả năng chiến thắng trong cuộc cạnh tranh quốc tế”.
Nếu như năm 2016, cán cân thương mại Việt Nam - Nhật Bản bị thâm hụt thì sang năm 2017, con số này có sự tăng trưởng đột biến. Đây là lợi thế để cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản tận dụng.
Tập đoàn AEON gợi ý Việt Nam có khả năng sản xuất để cung cấp các sản phẩm chocolate, mì ly hiện đang chiếm ưu thế trong các cửa hàng AEON tại Nhật Bản.
Sản phẩm may mặc của Việt Nam dẫn đầu danh sách hàng nhập khẩu thông qua hệ thống AEON, xếp thứ hai và thứ ba là thủy sản và gỗ.
Năm 2018, AEON mua 1000 tấn cá ba sa từ Việt Nam. Tuy nhiên, đó không phải là sản phẩm cá ba sa thông thường mà là sản phẩm của nhà cung cấp tuân thủ quy trình của AEON như quản lý thuốc kháng sinh, cải thiện thức ăn cho cá, áp dụng kỹ thuật sản xuất mới... nhằm đạt được độ ngon.
Theo lãnh đạo của AEON Việt Nam, 70% tỉ lệ xuất khẩu hàng Việt Nam đều thuộc về các công ty nước ngoài, Bộ Công thương mong muốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản.