Theo đó, tất cả các mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với từng đối tượng người có công đều sẽ tăng.
Cụ thể, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 thuộc diện thoát ly được hưởng mức trợ cấp là 861.000 đồng/tháng (trước là 767.000đ) và hưởng thêm phụ cấp 146.000 đồng/thâm niên (trước là 130.000 đồng); diện không thoát ly là 1.462.000 đồng/tháng (trước là 1.302.000 đồng). Thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 từ trần được trợ cấp tiền tuất 770.000 đồng/tháng (trước 685.000 đồng) và trợ cấp tuất nuôi dưỡng 1.291.000 đồng/tháng (trước 1.150.000 đ).
Thân nhân liệt sĩ được trợ cấp hàng tháng từ 770.000 đồng - 1.376.000 đồng/tháng (trước 685.000 đồng - 1.225.000 đồng); Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến được trợ cấp 646.000 đồng/tháng (trước là 575.000 đồng); Bà mẹ Việt Nam anh hùng ngoài trợ cấp 1.376.000 đồng/tháng (trước là 1.225.000 đồng) còn được hưởng mức phụ cấp 646.000 đồng/tháng (trước là 575.000 đồng).
Bà mẹ Việt Nam anh hùng ngoài trợ cấp 1.376.000 đồng/tháng còn được hưởng mức phụ cấp 646.000 đồng/tháng (ảnh minh họa). |
Ngoài ra, Nghị định quy định chi tiết mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với một số thương binh loại B, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, người có công giúp đỡ cách mạng và trợ cấp ưu đãi hàng tháng tại các trường đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú với mức thấp nhất là 387.000 đồng/tháng và cao nhất là 1.963.000 đồng/tháng.
Mức trợ cấp ưu đãi 1 lần đối với các đối tượng có công tuy vẫn giữ nguyên như quy định cũ, nhưng do mức chuẩn tăng nên mức trợ cấp cụ thể cũng tăng tương ứng.
Cụ thể, mức trợ cấp đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến chết trước ngày 1/1/1995; Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động động trong kháng chiến được truy tặng là 20 lần mức chuẩn, tương ứng 15.400.000 đồng.
Các trường hợp bị thương suy giảm lao động từ 5% - 20% được hưởng mức trợ cấp từ 4 - 8 lần mức chuẩn. Người tham gia kháng chiến bị địch bắt tù, đày, tùy vào thời gian bị địch bắt từ dưới 1 năm đến trên 10 năm, mức trợ cấp tương ứng từ 500.000 đồng - 2.500.000 đồng...
Nghị định mới cũng quy định tăng mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Tùy theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, mức trợ cấp tối thiểu là 519.000 đồng, cao nhất là 2.471.000 đồng (quy định cũ là từ 462.000 đồng - 2.200.000 đồng). Đối với thương binh loại B, mức trợ cấp thương tật mới sẽ áp dụng là từ 429.000 đồng - 2.044.000 đồng.
Quang Anh