Tăng thuế với người giàu

GD&TĐ - Bộ Tài chính Nga đề xuất tăng thuế với các tập đoàn, cá nhân giàu có để tạo ra nguồn thu khoảng 2.600 tỷ ruble (khoảng 29 tỷ USD) mỗi năm.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Ngày 29/5, Ủy ban Chính phủ Nga đã phê duyệt đề xuất này và sẽ áp dụng từ năm 2025.

Đề xuất tăng thuế dự kiến tác động tới khoảng 2 triệu người Nga. Quân nhân và những gia đình đông con sẽ được miễn trừ, hoàn lại khoản thuế này. Phần đông người Nga hiện đóng thuế thu nhập 13%.

Những người có thu nhập cao hơn đóng 15%. Theo đề xuất mới của Bộ Tài chính, mức thuế thu nhập 15% sẽ áp dụng cho nhóm người có thu nhập hằng năm trong khoảng 2,4 - 5 triệu ruble (26.000 - 55.800 USD).

Người thu nhập trong khoảng 5 - 20 triệu ruble (55.800 - 223.000 USD) mỗi năm sẽ đóng thuế 18%. Nhóm thu nhập 20 - 50 triệu ruble (223.000 - 558.000 USD) sẽ đóng thuế 20% và nhóm trên 50 triệu ruble (558.000 USD) đóng 22%.

“Những thay đổi về thuế sẽ chỉ ảnh hưởng tới 3,2% lực lượng lao động, tức khoảng 2 triệu trong 64 triệu người có thu nhập hằng năm trên 2,4 triệu ruble”, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cho biết.

Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ 15% sẽ áp dụng cho người thu nhập hằng năm từ 2,4 đến 5 triệu ruble (27.000 - 56.000 USD) và tăng dần lên 18%, 20% và 22% ở các mức thu nhập cao hơn. Mức cao nhất sẽ áp dụng cho thu nhập vượt quá 50 triệu ruble (560.000 USD).

Trong khi đó, theo hãng tin Interfax, thuế doanh nghiệp sẽ tăng từ 20% lên 25%. Nga cho biết, tăng thuế doanh nghiệp là do tỷ lệ các công ty có lợi nhuận trong nền kinh tế đang tăng lên.

Theo các nhà phân tích của Rosbank, sự điều chỉnh này dự kiến mang lại 2.600 tỉ ruble (khoảng 29 tỉ USD) vào năm 2025, doanh thu ngân sách tăng 3,6% và 17.000 tỉ ruble (khoảng 189 tỉ USD) vào năm 2030. Giới phân tích nhận định, điều đó sẽ giúp Nga bơm thêm tiền vào chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Nga dự kiến tổng chi tiêu ngân sách vào khoảng 36.600 tỉ ruble (hơn 400 tỉ USD) vào năm 2024, cao hơn gấp đôi so với năm 2019. “Doanh thu dự kiến là 2.600 tỉ ruble vào năm 2025 và khoảng 3.000 tỉ ruble mỗi năm trong giai đoạn 2026 - 2030, hoàn toàn có thể trang trải các khoản chi ngân sách bổ sung”, ông Dmitry Polevoy, Giám đốc Đầu tư của Astra Asset Management, nhận định.

Nga thâm hụt ngân sách khoảng 6.500 tỉ ruble (73 tỉ USD) vào năm 2022 và 2023. Nước này ước tính thiếu hụt 1.600 tỉ ruble (18 tỉ USD) trong năm nay, tương đương khoảng 0,9% GDP. Động thái được đưa ra trong bối cảnh Nga đã tiêu tốn nhiều chi phí cho chiến sự Ukraine từ tháng 2/2022.

Một số ý kiến cũng cho rằng, nền kinh tế Nga có nguy cơ mở rộng với tốc độ không bền vững khi chi tiêu quân sự tăng, thiếu nhân công và lạm phát tăng.

Theo trang tin kinh doanh RBC của Nga, cách đánh thuế mới có thể bổ sung thêm cho ngân sách nước này 8,3 tỷ ruble (93,1 triệu USD) trong năm đầu tiên áp dụng. Để có hiệu lực, đề xuất sẽ phải được Quốc hội thông qua và sau đó được Tổng thống Vladimir Putin phê duyệt.

Theo số liệu của công ty tư vấn Frank RG tại Nga, nước này có khoảng 4.000 người có tài sản trên 500 triệu ruble (5 triệu USD) vào cuối 2023, tăng 60% so với 2022. Giới siêu giàu Nga nắm giữ khối tài sản 145 tỷ USD, tăng 62% so với 2022. Tuy nhiên, khoảng 60 - 65% tài sản của họ nằm ngoài đất nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.