Tăng kiểm tra đột xuất công tác dạy học của giáo viên, học sinh

GD&TĐ - Trong hướng dẫn thêm một số nội dung về việc dạy học môn Ngữ văn năm học 2017 - 2018 của Sở GD&ĐT Thái Nguyên yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn, đặc biệt là kiểm tra đột xuất công tác dạy - học của giáo viên và học sinh.

Tăng kiểm tra đột xuất công tác dạy học của giáo viên, học sinh

Cũng trong yêu cầu về kiểm tra, đánh giá trong hướng dẫn này, Sở GD&ĐT Thái Nguyên lưu ý việc hiểm tra việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học được cấp phát và tự làm của giáo viên (đối với những giờ có thể sử dụng).

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được thực hiện nghiêm túc theo quy chế của Bộ GD&ĐT.

Khi xây dựng đề kiểm tra cần căn cứ vào Chương trình Giáo dục nhà trường phổ thông môn Ngữ văn, năng lực của học sinh và ma trận đề. Yêu cầu chính xác, khách quan, công bằng và có sự phân hoá đối tượng.

Ít nhất ½ số lượng bài kiểm tra viết thường xuyên được thực hiện bằng hình thức tự luận nhiều câu hỏi, đối với các bài kiểm tra định kỳ cũng ra theo hướng này, yêu cầu bám sát cấu trúc đề thi THPT quốc gia của Bộ GD&ĐT, đối với những bài kiểm tra định kỳ nhưng được làm ở nhà cần chú ý ra đề theo hướng mở, nội dung đề cần thiết thực, chú trọng kỹ năng thực hành, tránh tình trạng học sinh sao chép tài liệu, ghi nhớ máy móc.

Sở GD&ĐT yêu cầu tổ chuyên môn và giáo viên lưu đề và đáp án, giáo viên bộ môn phải cung cấp đề và đáp án các bài kiểm tra (thường xuyên và định kỳ) cho cấp quản lí khi có thông báo kiểm tra hoạt động chuyên môn.

Tổ/ nhóm chuyên môn phải có các giải pháp nhằm thực hiện giờ trả bài cho học sinh đạt hiệu quả. Khi chấm bài phải đánh giá chính xác ưu điểm, khuyết điểm riêng của từng bài viết, sự tiến bộ qua từng bài của học sinh, chỉ ra lỗi chính tả, hành văn, ý văn… để các em nhận ra và có ý thức sửa chữa.

Các tổ/ nhóm chuyên môn đặc biệt chú trọng việc rèn kỹ năng làm văn cho học sinh. Mỗi trường, mỗi cấp học, lớp học cần xác định mục tiêu cụ thể dựa trên các điều kiện thực tế và đối tượng học sinh.

Mục tiêu kỹ năng của cấp học có thể xác định cụ thể trong từng lớp như sau: từ không vi phạm lỗi chính tả, ngữ pháp… đến không vi phạm lỗi dùng từ, diễn đạt và cuối cùng là hoàn thiện được văn bản.

Việc giúp học sinh sửa lỗi là một tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực sư phạm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên vì vậy mỗi giáo viên, tổ chuyên môn cần đưa nội dung này vào kế hoạch của cá nhân cũng như kế hoạch chung của tập thể.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.