Tăng cường viện trợ cho Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét

GD&TĐ - Ngày 27/10, tại Hà Nội, Quỹ Chăm sóc sức khỏe HIV/AIDS Hoa Kỳ (AHF) tổ chức gặp mặt các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi tăng cường viện trợ cho Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, lao và sốt rét.

Tăng cường viện trợ cho Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét

Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, lao và sốt rét (QTC) là một tổ chức gây quỹ đa dạng đứng đầu thế giới với mục tiêu chống lại 3 căn bệnh nguy hiểm xuyên quốc gia. Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, lao và sốt rét đã cứu sống hàng chục triệu người dựa vào sự cam kết đóng góp nguồn lực của các quốc gia giàu có.

Hơn 470 triệu người đã được xét nghiệm HIV; gần 3,3 triệu bà mẹ đã tiếp cận với điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Khoảng 8,6 triệu người đang được cứu sống bằng liệu pháp điều trị kháng vi-rút; 16 triệu người đồng nhiễm lao/HIV đã được điều trị; 560 triệu người mắc sốt rét được điều trị.

Tuy nhiên, những năm gần đây nguồn tài trợ cho Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, lao và sốt rét từ các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới đang bị cắt giảm nên QTC không thể đạt mục tiêu gây quỹ từ năm 2020.

Theo Chương trình phối hợp của Liên Hiệp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), nếu tình trạng thiếu hụt kinh phí tiếp tục diễn ra và dịch vụ điều trị HIV không được mở rộng vào năm 2020, có thể dẫn đến tình trạng 21 triệu trường hợp bệnh nhân tử vong và có thêm 28 triệu người bị nhiễm HIV đến năm 2030. Thế giới sẽ phải trả thêm 24 tỷ USD hàng năm để điều trị ARV đến năm 2030.

Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, lao và sốt rét cần sự tăng đột biến trong nguồn hỗ trợ của các nhà tài trợ truyền thống để có thể đạt, thậm chí vượt mục tiêu 13 tỷ USD cho Vòng tài trợ bổ sung lần thứ 5.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng đại diện Quỹ Chăm sóc sức khỏe AIDS Hoa Kỳ (AHF) tại Việt Nam cho biết: Trước đó, tháng 10/2016, AHF đã tái khởi động Chiến dịch "Xin tiền cho quỹ - Fund and Fund" để kêu gọi các nhà tài trợ, đặc biệt là các cường quốc kinh tế (Trung Quốc, Đức, Nhật Bản) cam kết tăng cường viện trợ cho QTC trong giai đoạn 2017-2019.

Theo bà Hằng: “Cam kết hiện nay cho vòng bổ sung lần thứ 5 của Trung Quốc (18 triệu đô la Mỹ) rất nhỏ và không tương xứng với nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Sự giảm đáng kể về nguồn tài trợ cho QTC của Trung Quốc sẽ tác động rất lớn tới các chương trình phòng, chống HIV/AIDS, lao và sốt rét nói chung; Việt Nam cũng bị ảnh hưởng do sự cắt giảm viện trợ này.”

Do vậy, AHF kêu gọi Trung Quốc đóng góp khoản viện trợ cho QTC tương đương với 1 tỷ đô la Mỹ để phù hợp với các nước có nền kinh tế đứng hàng đầu thế giới như Anh, Mỹ, Đức và Nhật Bản.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.