Tăng cường triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ mầm non và học sinh

GD&TĐ - Sở GD&ĐT TPHCM có công văn gửi các cơ sở giáo dục về việc tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em mầm non và học sinh.

Học sinh Trường tiểu học Phú Thọ (quận 11, TPHCM) tiêm vắc xin Covid-19.
Học sinh Trường tiểu học Phú Thọ (quận 11, TPHCM) tiêm vắc xin Covid-19.

Theo đó, Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu các trường học xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện công tác tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh đồng thuận cho con em tham gia tiêm vắc xin Covid-19 trong năm học 2022-2023.

Đồng thời, truyền thông, vận động cha mẹ, người chăm sóc, giám hộ trẻ ủng hộ, tham gia tiêm vắc xin Covid-19 theo tinh thần “Tiêm vắc xin phòng Covid-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”, tích cực và chủ động đưa trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế.

Bên cạnh đó, các trường tăng cường truyền thông về tác dụng và hiệu quả của vắc xin Covid-19 đối với trẻ em, các khuyến cáo về tiêm chủng vắc xin an toàn bằng nhiều hình thức như: phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam (Facebook, Zalo, TikTok, Youtube...) và truyền thông trực tiếp tại trường học.

Sử dụng từ nguồn Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố,… các thông điệp, tài liệu truyền thông khuyến cáo tiêm vắc xin phòng Covid-19 an toàn cho trẻ em, học sinh từ 5 đến dưới 18 tuổi để truyền thông sâu rộng đến học sinh, cha mẹ, người chăm sóc, người giám hộ trẻ.

Ngoài ra phải rà soát, lập danh sách trẻ em mầm non, học sinh thuộc độ tuổi tiêm chủng chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ; chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, báo cáo về phòng GD&ĐT để tổ chức các điểm tiêm chủng tại trường học hoặc các địa điểm phù hợp khác, bảo đảm an toàn

Đối với Phòng GD&ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện cần tăng cường công tác phối hợp với ngành y tế đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em mầm non, học sinh tại các địa phương.

Rà soát, lập danh sách trẻ em mầm non, học sinh thuộc độ tuổi tiêm chủng chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ; chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, thông báo và phối hợp với ngành y tế tại địa phương để tổ chức các điểm tiêm chủng tại trường học hoặc các địa điểm phù hợp khác, bảo đảm an toàn.

Đồng thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực để phối hợp tổ chức các điểm tiêm chủng cho trẻ em mầm non, học sinh tại trường học hoặc các địa điểm phù hợp khác, đảm bảo tiêm chủng an toàn, khoa học,…

Theo Sở GD&ĐT TPHCM, tính đến ngày 5/12/2022, tỷ lệ bao phủ các mũi 1, 2, 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi trên địa bàn TPHCM lần lượt là 100%; 99,1% và 36,4%. Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ mũi 1, 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi chỉ đạt 64,2% và 38,1%, thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.