Trong đó yêu cầu tiếp tục thực hiện có chất lượng, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong các văn bản chỉ đạo về công tác phổ biến giáo dục pháp luật của ngành và địa phương sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.
Tăng cường hơn nữa công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường, đặc biệt là các đơn vị nằm trên địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật. Cung cấp kịp thời cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường học các văn bản mới ban hành.
Đa dạng hóa, áp dụng linh hoạt hình thức phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp gắn với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của đơn vị. Lồng ghép công tác phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các hoạt động giáo dục ngoại khóa ngoài giờ lên lớp, hoạt động tư vấn hướng nghiệp, giờ chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, các tiết học pháp luật...
Phát huy vai trò của các tổ chức Đoàn thanh niên trường học trong việc xây dựng và nhân rộng mô hình các câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật, phòng chống ma túy, tội phạm, bạo lực học đường cho giáo viên và học sinh.
Phát huy hiệu quả tủ sách pháp luật trong nhà trường; tham gia đầy đủ các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật; tiếp tục tổ chức ký kết chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật với các cơ quan có thẩm quyền.
Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật; tăng cường phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể tại địa phương; tạo điều kiện về nhân lực, nguồn kinh phí để thực hiện tốt phổ biến giáo dục pháp luật tại đơn vị.