Tăng cường kết nối thanh niên với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp

GD&TĐ - Tăng cường kết nối thanh niên với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp sẽ tạo môi trường thuận lợi để các bạn trẻ có định hướng đúng đắn.

Tăng cường kết nối thanh niên với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.
Tăng cường kết nối thanh niên với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.

Trung tâm đào tạo lớn trên toàn quốc

Thái Nguyên là tỉnh thuộc trung tâm vùng các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, thuộc quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội, là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, của khu Việt Bắc nói riêng và của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn trên toàn quốc với Đại học Thái Nguyên cùng hệ thống các trường học đào tạo đa dạng các ngành, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp…đóng trên địa bàn. Địa phương đang đóng vai trò vừa là trung tâm đào tạo vừa là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hằng năm đào tạo trên 100 nghìn sinh viên có trình độ, tay nghề đáp ứng được yêu cầu lao động kĩ thuật cho tỉnh và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

Tổng Dân số tỉnh Thái Nguyên là trên 1.3 triệu người, trong đó số người dân tộc thiểu số chiếm gần 30% với 7 dân tộc đông nhất là Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Hoa. Là điều kiện thuận lợi hỗ trợ phát triển thị trường lao động và cung cấp nguồn nhân lực cho không chỉ riêng tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh, thành phố trên cả nước nói chung.

Trong thời gian qua, phát huy lợi thế, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thái Nguyên đã có những chuyển biến tích cực mang tính đột phá.

Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của quần chúng nhân dân, đồng hành của cả hệ thống cơ sở giáo dục, doanh nhân, nhà giáo, nhà khoa học. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 7.500 doanh nghiệp và trên 220.000 người lao động tham gia thị trường lao động, tập trung ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với các dự án lớn được đưa vào hoạt động ở các lĩnh vực điện, điện tử, khai khoáng, may mặc, cơ khí, giày da, chế biến gỗ…Góp phần quan trọng đưa Thái Nguyên trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, là địa phương thu hút mạnh mẽ lực lượng lao động trong và ngoài tỉnh và lực lượng lao động là người dân tộc thiểu số tham gia thị trường lao động.

Học sinh phổ thông được tiếp cận công tác hướng nghiệp, hướng nghề từ sớm.

Học sinh phổ thông được tiếp cận công tác hướng nghiệp, hướng nghề từ sớm.

Từng bước nâng cao chất lượng nguồn lực lao động

Bà Phạm Như Thùy - Giám đốc trung tâm dịch vụ việc làm Thái Nguyên khẳng định: Trước nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực, hướng tới mục tiêu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng nguồn lực lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường trong tình hình mới, đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương và các cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh công tác định hướng nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho lực lượng học sinh, sinh viên và người lao động, hỗ trợ giải quyết việc làm bền vững.

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm và chức năng nhiệm vụ của ngành Lao động Thương binh và Xã hội nói chung, trung tâm Dịch vụ việc làm Thái Nguyên nói riêng trong công tác định hướng nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động và học sinh trên địa bàn tỉnh, đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Do đó, trung tâm dịch vụ việc làm Thái Nguyên đã phối hợp với các đơn vị, địa phương thường xuyên tổ chức Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyển sinh và định hướng nghề nghiệp với sự tham gia của các cơ sở giáo dục Đại học như trường Đại học Kinh tế và QTKD; trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, trường Đại học Sư phạm…Trung tâm dịch vụ việc làm và các doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hòa Bình…

Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, trong khuôn khổ các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, nhằm đẩy mạnh triển khai các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp, tuyển sinh, đào tạo và tư vấn giới thiệu việc làm cho thanh thiếu niên, đặc biệt hỗ trợ học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tiếp cận thuận lợi với thông tin định hướng nghề nghiệp, tuyển sinh chương trình giáo dục đại học, thông tin thị trường lao động, nhu cầu sử dụng lao động, góp phần định hướng nghề nghiệp, việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong thời gian tới.

Đặc biệt, đây còn là cơ hội để các cơ sở giáo dục đại học, đơn vị, doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, cung cấp thông tin tuyển sinh, tuyển dụng, hỗ trợ học sinh định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm và nghề học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.