Tân sinh viên học trực tuyến: Tập huấn và trải nghiệm kỹ càng

GD&TĐ - Dịch Covid-19 kéo dài buộc các trường ĐH-CĐ phải giảng dạy dưới hình thức trực tuyến cho sinh viên. Để hạn chế sự bỡ ngỡ của tân sinh viên, nhiều trường đã tập huấn và hỗ trợ với nhiều giải pháp

Tân sinh viên Trường ĐH Luật TPHCM được tập huấn và trải nghiệm môi trường giao dục trực tuyến qua các buổi sinh hoạt chuyên đề
Tân sinh viên Trường ĐH Luật TPHCM được tập huấn và trải nghiệm môi trường giao dục trực tuyến qua các buổi sinh hoạt chuyên đề

Tập huấn và trải nghiệm thử lớp học trực tuyến

Do ảnh hưởng của dịch, việc học trực tuyến được các trường ĐH-CĐ triển khai từ cuối tháng 8 cho sinh viên. Với tân sinh viên, do môi trường và bối cảnh học tập thay đổi nên từ đầu tháng 11 nhiều trường mới bắt đầu dạy.

Để chuẩn bị cho việc nhập học và học online, các trường đã lên kế koạch và lộ trình rất cụ thể.

Tân sinh viên được trải nghiệm tuần sinh hoạt công dân đầu tiên, tham gia các chuyên đề sinh hoạt đầu khóa (đạo đức, pháp luật, chăm sóc sức khỏe tinh thần), kỹ năng sử dụng inetrnet, lớp học trực tuyến... 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Luật TPHCM cho biết: Để giúp các tân sinh viên giảm bớt khó khăn, bỡ ngỡ khi học trực tuyến, Nhà trường đã lập các group zalo hỗ trợ tân sinh viên để chia sẻ, giải đáp các thắc mắc,...

Để dễ quản lý và tháo gỡ thắc mắc cho sinh viên, nhà trường chia các lớp thành 10 lớp nhỏ, mỗi lớp có 1 địa chỉ zoom học cố định, Phòng Công tác sinh viên và Trung tâm Công nghệ thông tin cử 6 viên chức trực chuyên hỗ trợ các em về gửi mail cấp tài khoản vào lớp học, Quản lý tài khoản lớp (host), hỗ trợ Giảng viên, báo cáo viên, sinh viên giải quyết sự cố và quản lý lớp.

"Không chỉ hỗ trợ, chỉ dẫn kỹ thuật cho sinh viên từng thao tác để các em quen, trong các tuần sinh hoạt chung đầu năm, nhà trường cùng các khoa cũng thường xuyên cho sinh viên "trải nghiệm" lớp học trực tuyến để quen dần với cách học cũng như xử lý các tình huống nảy sinh"- ông Hùng cho biết. 

Th.s Đặng Kiên Cường- Trưởng phòng công tác Sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TPHCM nhìn nhận: Khác biệt lớn nhất giữa môi trường đại học và môi trường trung học là phương pháp giảng dạy và học tập. Việc tiếp cận, làm quen với môi trường đại học bằng phương thức online đem đến cho các “tân binh” gấp bội khó khăn.

"Tuy nhiên, nhờ sự chủ động và hướng dẫn thường xuyên của từng Khoa, phòng CNTT và Trung tâm dịch vụ sinh viên nên tân sinh viên sau 1 tuần đầu đã quen với phương thức học tập mới, chủ động trong việc sắp xếp kế hoạch học tập của mình. Với sinh viên ở xa, thiết bị mạng yếu thì nhà trường sẽ hỗ trợ khi tiếp nhận thông tin"- Th.s Cường cho biết. 

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM có chính sách hỗ trợ tân sinh viên khó khăn khi học trực tuyến khá đầy đủ
Trường ĐH KHXH&NV TPHCM có chính sách hỗ trợ tân sinh viên khó khăn khi học trực tuyến khá đầy đủ

Không để tân sinh viên khó khăn ở lại phía sau

Thực tế, việc chuyển đổi hình thức từ học trực tiếp sang học trực tuyến cho tân sinh viên sẽ khiến giảng viên và sinh viên vất vả hơn, khối lượng công việc và thời gian đầu tư cho tiết học cũng lớn hơn. Để chủ động giải quyết các tình huống bị động từ việc học trực tuyến, nhiều trường ĐH-CĐ ngoài việc tập huấn, chạy thử nghiệm "lớp học ảo" còn dành chính sách hỗ trợ tích cực cho sinh viên trong việc học. 

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Luật TPHCM, ngoài việc liên kết với FPT Shop triển khai Chương trình ưu đãi mua laptop, điện thoại, máy tính bảng phục vụ học trực tuyến cho sinh viên, tân sinh viên..., nhà trường còn liên kết với Viettel triển khai chương trình ưu đãi, hỗ trợ cho sinh viên, tân sinh viên sử dụng dịch vụ 4G Viettel với nhiều băng thông để học trực tuyến. 

Tương tự, các trường khác như ĐH Kinh tế- Luật, ĐH Kinh tế- Tài chính TPHCM, ĐH Văn Hiến, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH KHXH&NV TPHCM... khi triển khai học trực tuyến cho tân sinh viên đều dành một khoản chi phí nhất định để hỗ trợ từng sinh viên dung lượng 4G để học online, gói vay ưu đãi để mua máy tính học tập...

Th.s Trần Nam- Trưởng phòng Tuyển sinh & Quan hệ Doanh nghiệp Trường ĐH KHXH&NV TPHCM cho biết: Từ tháng 9/2021, Nhà trường đã quyết định triển khai hình thức giảng dạy trực tuyến để không làm gián đoạn quá trình học tập của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp của TP nói riêng và cả nước nói chung.

Với tân sinh viên, các em cơ bản đã được tập huấn và làm quen kỹ càng với phương thức học online để bưc vào việc học tập chính thức. Tuy nhiên, nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, kinh tế eo hẹp đang học trực tuyến với thiết bị cũ, đường truyền internet không ổn định, hay không có máy tính, thiết bị truy cập internet...Nhà trường lên danh sách và sẵn sàng hỗ trợ. 

"Vừa qua Ban Liên lạc Cựu sinh viên phối hợp với Đoàn Thanh niên trường  đã triển khai Chương trình hỗ trợ sinh viên học tập trực tuyến nhằm vận động sự ủng hộ từ doanh nghiệp, các tổ chức, cựu sinh viên, nhà hảo tâm cùng đồng hành, hỗ trợ trang thiết bị phục vụ việc học tập trực tuyến ở nhiều mặt như hỗ trợ tiền cho sinh viên để mua thiết bị hỗ trợ Wifi/3G/4G/5G; các thiết bị hỗ trợ học tập khác.

Chương trình cũng cho sinh viên khó khăn mượn máy tính để bàn, laptop, điện thoại thông minh mới hoặc đã qua sử dụng để học tập. Sinh viên gặp khó khăn chỉ cần đăng ký cho Ban Tổ chức chương trình sẽ được chương trình sắp xếp hỗ trợ"- Th.s Trần Nam cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.