Tầm vóc lịch sử của Đề cương về văn hóa Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Bản Đề cương về Văn hóa Việt Nam có tầm vóc lịch sử, ý nghĩa khoa học, trường tồn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.

Sáng 27/2, Hội thảo khoa học cấp quốc gia "80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam (1943-2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển" chính thức khai mạc tại Hà Nội theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại 63 điểm cầu ở các tỉnh, thành phố.

Sự kiện do 4 cơ quan: Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam (1943-2023).

Đồng điều hành, chủ trì hội thảo có các đồng chí: Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Trọng Nghĩa- Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà- Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đoàn Minh Huấn- Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Dự hội thảo còn có đại diện các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện lãnh đạo 63 tỉnh, thành; các Viện Nghiên cứu, cơ sở đào tạo; các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học; đại diện các cơ quan báo chí, truyền thông. Thứ trưởng Ngô Thị Minh đại diện lãnh đạo Bộ GD&ĐT dự hội thảo.

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng khẳng định giá trị cốt lõi của nền tảng lý luận của Đề cương văn hóa Việt Nam. Đề cương ra đời năm 1943, do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo, thể hiện tầm nhìn, tư duy chiến lược của Đảng ta về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Cùng với lập trường, lý luận khoa học Mác-xít về văn hóa, bản Đề cương còn là sự kế thừa và bổ sung hết sức quan trọng tư tưởng Hồ Chí Minh, Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, những chủ trương, đường lối và sự tổng kết thực tiễn lãnh đạo trong lĩnh vực văn hoá của Đảng ta qua các cao trào đấu tranh cách mạng kể từ sau khi thành lập.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh dự hội thảo.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh dự hội thảo.

Mang sứ mệnh khơi thông những mạch nguồn của văn hóa dân tộc, bản Đề cương đã tạo ra sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng văn hóa cho nhân dân, nhất là tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, cổ vũ lòng tự hào dân tộc, khích lệ tinh thần dấn thân cho cách mạng, thật sự trở thành ngọn đuốc soi đường cho sự phát triển nền văn hóa mới.

Ra đời trong thời điểm có tính chất bước ngoặt của lịch sử, bản Đề cương đã khơi dậy tinh thần yêu nước, thổi bùng lên ngọn lửa quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, bản Đề cương đã góp phần hình thành nên những chân lý bất diệt, như: "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi, "Văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ", “Văn hóa còn thì dân tộc còn".

Từ chỗ chỉ tập trung vào phạm vi ba lĩnh vực trọng yếu của văn hóa nước nhà mà bản Đề cương nêu ra là tư tưởng, học thuật và nghệ thuật, chúng ta đã đặt ra yêu cầu mới về xây dựng đồng bộ và toàn diện các yếu tố cấu thành nên nền văn hóa, các thành tố, các lĩnh vực văn hóa, từ tư tưởng, đạo đức, lối sống đến môi trường và đời sống văn hóa...

Hội thảo diễn ra trong ngày 27/2, gồm hai phiên: Giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về Văn hóa Việt Nam; Văn hóa, con người Việt Nam - Nền tảng tinh thần, động lực phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Ban Tổ chức đã nhận được 1 báo cáo trung tâm và 173 bản tham luận của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhà quản lý, nhà khoa học và những người trực tiếp làm văn hóa trong cả nước.

Tại hội thảo, các đại biểu làm rõ các vấn đề cần bổ sung, hoàn thiện trong quá trình vận dụng giá trị của Đề cương trong thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả giá trị của văn kiện này vì mục tiêu phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Kon Tum.

Khởi tố 2 thanh niên cho vay lãi 365%/năm

GD&TĐ - Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú vào Kon Tum tổ chức cho nhiều người vay tiền với lãi suất lên đến 365%/năm, gấp 18 lần mức lãi suất quy định.