Tài xế chuẩn bị xấp tiền mệnh giá 500.000 đồng để trả phí trạm BOT Cai Lậy

GD&TĐ - Hôm nay (30/11), trạm BOT Cai Lậy (thị xã Cai Lậy, Tiền Giang) chính thức thu phí trở lại sau hơn 3 tháng xả trạm. 

 Tài xế chuẩn bị xấp tiền mệnh giá 500.000 đồng để trả phí trạm BOT Cai Lậy

Đến 9h, khi thu phí trở lại, trạm đã bắt đầu có dấu hiệu ùn tắc nhẹ, nhiều tài xế bấm còi inh ỏi. Đáng nói, trong đợt này, các tài xế không dùng tiền lẻ có mệnh giá thấp để trả phí mà dùng tiền mệnh giá 500.000 đồng để mua vé qua trạm.

Các tài xế cho biết, họ không đồng tình với việc chủ đầu tư BOT Cai Lậy giảm phí qua trạm nên đã dùng tiền mệnh giá lớn để mua vé nhằm tạo áp lực.

Việc dùng tiền mệnh giá 500.000 đồng mua vé khiến nhân viên phải mất thời gian đếm và trả lại tiền thừa, gây ùn tắc giao thông.

Thấy tình trạng xe ùn ứ nhiều, nhân viên trạm đã đến từng xe để bán vé nhưng tài xế từ chối và đòi vào cabin mua. Từ đó, tình trạng ùn ứ bắt đầu dữ dội, kéo dài hơn 2km.

Gần 13h, trước tình trạng kẹt xe dữ dội, trạm BOT Cai Lậy đã buộc phải xả trạm.

Đến khoảng 13h30 cùng ngày, trạm BOT Cai Lậy đã tiếp tục thu phí trở lại.

Tình hình bắt đầu dữ dội khi càng có nhiều tài xế dùng tiển lẻ mua vé qua trạm. Mặc dù lực lượng chức năng cũng đã tăng đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực trạm. Tuy nhiên, cả 2 làn đường qua trạm thu phí BOT Cai Lậy đều ùn tắc nghiêm trọng

Đến gần 17 giờ, chủ đầu tư buộc phải xả trạm lần 2.

Tại thời điểm thu phí vào chiều nay, hai bên đường có nhiều người vỗ tay, cổ vũ cho việc tài xế dùng tiền lẻ qua trạm để phản ứng việc vị trí trạm thu phí đặt sai chỗ. Có 3 đối tượng quá khích gây rối tại trạm thu phí đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.

Video: Hỗn loạn tại trạm BOT Cai Lậy - Tiền Giang ngay sau khi thu phí trở lại.

Trạm thu phí Cai Lậy hoạt động từ ngày 1/8, thời gian thu phí 6 năm 5 tháng. Trạm có 8 làn xe cơ giới, mỗi chiều có một làn thu phí tự động, mức phí mỗi lượt từ 35.000 đến 180.000 đồng. Trạm nằm trong dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy và bảo trì, tăng cường mặt quốc lộ 1 khởi công năm 2014. Trong đó, phần tuyến tránh được đầu tư mới với hơn 1.000 tỷ đồng, đoạn sửa chữa quốc lộ 1 trên 300 tỷ đồng.

Sau hai tuần hoạt động, nhiều tài xế dùng tiền lẻ 200, 500 đồng vo tròn bỏ vào chai, bịch nylon hoặc đếm từng tờ khi qua trạm... nhằm phản đối cách đặt trạm bất hợp lý ở quốc lộ 1.

Các tài xế cho rằng, việc chủ đầu tư đặt trạm BOT trên quốc lộ 1 để thu phí hoàn vốn tuyến đường tránh không hợp lý. Một số người khác thì cho rằng, phí thu tại trạm BOT này quá cao. Thậm chí, nhiều người còn mang heo quay ra “cúng trạm” và đập heo đất để lấy tiền trả phí. Để tránh tắc đường, trạm BOT đã phải 4 lần xả trạm.Video: Tài xế đưa cọc tiền 200 đồng cho nhân viên tự rút tại trạm BOT Cai Lậy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Diệu kỳ Điện Biên

GD&TĐ - Có thể nói trong chiến dịch Điện Biên Phủ, những đường chiến hào vây, đánh lấn đã trở thành kỳ tích huyền thoại.