Tài xế cần biết những quy định mới có hiệu lực từ 2020

Từ ngày 1/1/2020, ôtô phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới, trung tâm đào tạo lái xe phải lắp camera giám sát, GPLX phải có QR để CSGT quét mã vạch,…

Không lái xe khi đã uống rượu, bia, kể cả đi xe đạp. Ảnh ST
Không lái xe khi đã uống rượu, bia, kể cả đi xe đạp. Ảnh ST

Không lái xe khi đã uống rượu, bia, kể cả đi xe đạp

Theo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 bắt đầu hiệu lực từ ngày 1.1.2020, cấm người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (ôtô, máy kéo, xe máy, xe máy điện, môtô) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe đạp, xích lô, xe lăn, xe súc vật kéo) có nồng độ cồn vượt mức cho phép.

Cụ thể, luật quy định không được quảng cáo rượu, bia trong khung giờ 18-21h trên các loại hình báo chí và trên phương tiện giao thông. Đồng thời, các cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết không bán hàng cho người dưới 18 tuổi, không mở điểm bán rượu bia cố định trong bán kính 100m tính từ khuôn viên cơ sở y tế, nhà trẻ, mẫu giáo...

Xe máy phải dán nhãn năng lượng

Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 59/2018/TT-BGTVT hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng đối với xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu.

Theo đó, cơ sở sản xuất, nhập khẩu xe phải công khai thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu theo quy định trước khi thực hiện dán nhãn năng lượng.

Xe máy phải dán nhãn năng lượng. Ảnh ST.

Xe máy phải dán nhãn năng lượng. Ảnh ST.

Việc dán nhãn năng lượng phải được cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh xe duy trì trên xe cho tới khi xe được bàn giao đến tay người tiêu dùng.

Ôtô phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới

Từ ngày 1.1.2020, các loại xe ôtô sản xuất từ năm 2008 trở lại đây phải đáp ứng mức tiêu chuẩn khí thải với mức cao hơn thì mới được cấp Chứng nhận đăng kiểm tham gia giao thông.

Ôtô phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới. Ảnh ST.

Ôtô phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới. Ảnh ST.

Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện nay tại Việt Nam có trên 3,5 triệu xe ôtô. Tính toán cho thấy, trong năm 2020 sẽ có khoảng hơn 2,4 triệu xe ôtô được sản xuất từ sau năm 2008 phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới.

Cấp GPLX theo mẫu mới có mã QR

 Từ ngày 1.6.2020, GPLX cấp mới sẽ có mã QR để đọc, giải mã nhanh thông tin trên giấy phép và liên kết với hệ thống thông tin quản lý cấp GPLX. Những giấy phép được cấp trước ngày 1.12.2019 vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép.
Cấp GPLX theo mẫu mới có mã QR. Ảnh ST.

Cấp GPLX theo mẫu mới có mã QR. Ảnh ST.

Lắp camera giám sát đào tạo học lái xe

Từ ngày 1.5.2020, các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết. Điều này có nghĩa là học viên phải học đầy đủ thời gian đào tạo lý thuyết mới được dự sát hạch.

Đặc biệt, Thông tư quy định các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường để giám sát số km học lái xe trên đường của học viên.

Lắp camera giám sát đào tạo học lái xe. Ảnh ST.

Lắp camera giám sát đào tạo học lái xe. Ảnh ST.

Thông tư số 38/2019 sửa đổi của Bộ GTVT cũng bổ sung thêm hai môn học là xử lý tình huống giao thông trên phần mềm mô phỏng và tập lái xe trên cabin tập lái.

Đáng chú ý, từ ngày 1.1.2020, tất cả trung tâm sát hạch phải lắp đặt camera giám sát ở phòng sát hạch lý thuyết và sân sát hạch để truyền trực tiếp về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Việt Nam mở cửa với xe nhập khẩu từ EU

Theo Bộ Tài chính, trong vòng 9 năm đối với xe nhập khẩu từ EU có dung tích xy-lanh trên 3.0L sẽ được giảm thuế theo lộ trình dần dần. Hết 9 năm, thuế nhập xe hơi từ EU về Việt Nam sẽ bằng 0% như các xe nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia về Việt Nam hiện nay.

Việt Nam mở cửa với xe nhập khẩu từ EU. Ảnh ST.

Việt Nam mở cửa với xe nhập khẩu từ EU. Ảnh ST.

Đối với các dòng xe dưới 2.0L, lộ trình cắt giảm thuế sẽ diễn ra trong 10 năm, sau 10 năm Việt Nam chính thức bỏ thuế đối với xe nhập EU có dung tích thấp.

Như vậy, nếu Việt Nam và EU chính thức thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan, chắc chắn thuế nhập xe hơi từ EU hiện là 70-75% sẽ được cắt giảm mạnh và cơ hội lớn cho các dòng xe EU vào Việt Nam.

Theo vietnamnet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.