Android bị thương mại hóa nặng nề
Có một sự thật là iPhone ít bị giới hạn hơn so với Android. Hệ điều hành của Google thường xuyên xuất hiện pop-up quảng cáo không thể vô hiệu hóa hoặc gỡ xuống. Trong khi đó, Apple cho phép bạn gỡ cài đặt gần như mọi ứng dụng trong iOS và không hề có quảng cáo.
Khi tắt Google Assistant, các thông báo sẽ hiện ra nhắc người dùng liên tục cho đến khi tính năng này được bật trở lại. Trong khi đó, Siri được bật tắt một cách dễ dàng. Cho đến nay, Android mới chính là hệ điều hành hạn chế những gì người dùng có thể làm, không phải iPhone.
Nhiều người dùng thích khả năng tùy chỉnh launcher (trình khởi chạy), màn hình khóa và ứng dụng SMS của Android. Tuy nhiên, các launcher dù nhiều nhưng nhìn chung chỉ là các biến thể không quá khác biệt, bởi tất cả đều giống nhau về mã nguồn. Ngoài ra, không có màn hình khóa lockscreen thay thế nào hoạt động đủ tốt.
Người dùng iPhone cũng không phải lo phần mềm độc hại xâm nhập vào điện thoại như trên Android. Gần đây tôi đã cài đặt ứng dụng điều khiển Peel Remote, và khá khó chịu khi nó tự thêm vào màn hình khóa. Đáng chú ý, Peel Remote là một trong những ứng dụng được xếp hạng cao trong Google Play.
Android AOSP (Android Open Source Project) là mã nguồn mở của Google cho phép lập trình viên có thể tùy biến nền tảng theo ý thích, không mất bất kỳ phí bản quyền nào.
Tuy nhiên, phiên bản Android này không thể truy cập Play Store, thậm chí có tạo ra được kho ứng dụng thành công như Fire OS của Amazon cũng khó có thể sánh ngang với những Gmail, Google Maps...
Do đó, phần lớn các smartphone Android đều sử dụng nền tảng GSM (Google Mobile Service) với đầy đủ ứng dụng thiết yếu.
Tuy nhiên, bất kỳ nhà sản xuất nào muốn thêm ứng dụng mặc định vào bản Android đi kèm thiết bị bán ra, đều phải trả cho Google một khoản phí. Bên cạnh đó, Google sẽ thu thập thông tin người dùng để hiển thị quảng cáo Google Ads.
iOS hỗ trợ lâu dài hơn
Với giá thành tương đương, iPhone 5s và Samsung Galaxy S4 ra mắt vào 2013 có thể được xem là thiết bị tiêu biểu của hai nền tảng.
Tuy nhiên Galaxy S4 được cập nhật lần cuối vào tháng 11/2015, cách đây ba năm, trong khi iPhone 5S sẽ nhận bản cập nhật cuối cùng vào nửa cuối 2019. Khoảng chênh lệch về cập nhật giữa 2 thiết bị lên đến 4 năm.
Khả năng bảo mật
Apple thực sự hạn chế quyền tự do của người dùng khi muốn cài đặt ứng dụng bên ngoài, trừ khi bạn cố tình jaibreak iPhone (ngay cả trong trường hợp này thiết bị không còn được xem là dùng iOS, vì bạn đã phá vỡ cam kết bảo mật với Apple).
Android để người dùng tự do cài đặt bất kỳ ứng dụng hoặc tập tin nào, nhưng đó cũng chính là con dao hai lưỡi.
Người dùng Android thường tải APK để cài đặt các phần mềm lậu, vốn dễ dính malware độc hại. Việc cài đặt APK không yêu cầu người dùng kỹ năng máy tính cao siêu nào, và phần lớn những người cài đặt cũng xem nhẹ mã độc.
Để bảo vệ khách hàng của mình, Apple đã ngăn cấm triệt để điều này, biến iPhone trở thành một trong những chiếc smartphone an toàn nhất.