Tại sao lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn là một bí ẩn?

Tại sao lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn là một bí ẩn?
Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 trước Công nguyên.
Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 trước Công nguyên.

Đã 40 năm trôi qua kể từ khi người ta phát hiện ra những bức tượng đất sét trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, nhưng, các nhà khảo cổ vẫn không thể chạm tới lăng mộ trung tâm - nơi chôn cất Tần Thủy Hoàng. Tại sao?

Được chôn sâu dưới một ngọn đồi ở miền trung Trung Quốc, bao quanh bởi một con hào chứa đầy thủy ngân là ngôi mộ của vị hoàng đế đã ngủ yên hơn 2000 năm nay. Ngôi mộ nắm giữ bí mật của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc - Tần Thủy Hoàng - người qua đời vào ngày 10/9/210 trước Công nguyên, sau khi đã thống nhất 6 nước thành một nước Trung Quốc duy nhất.

Câu trả lời cho nhiều bí ẩn lịch sử có thể được chôn giấu trong ngôi mộ này, nhưng hiện tại, các nhà khảo cổ có thể thấy bên trong ngôi mộ này hay không còn phụ thuộc vào chính phủ Trung Quốc mà còn phải phụ thuộc vào sự tiến bộ của khoa học.

Tần Thủy Hoàng sinh năm 259 trước CN, là con đầu của vua nước Tần, một trong 6 đất nước thời Trung Quốc cổ đại. Các vương quốc này đã chiến đấu với nhau trong hơn 200 năm, nhưng sau đó Tần Thủy Hoàng đã chinh phục tất cả và thống nhất thành một nước duy nhất, tự xưng là hoàng đế.

Cho đến nay, các học giả vẫn tranh luận về cách thức cuộc chiến xảy ra, và những chiến thuật độc đáo giúp cho Tần Thủy Hoàng đạt được điều mà trước đó chưa ai làm được. Khi qua đời, Tần Thủy Hoàng được chôn cất ở một trong những lăng mộ hoành tráng nhất từng xây dựng ở Trung Quốc. Đó là một tổ hợp với kích thước của một thành phố, gồm những hang động ngầm chứa đầy đủ những "tiện nghi" mà vị hoàng đế cần cho thế giới bên kia.

Người Trung Quốc cổ đại tin rằng các đồ vật và cả người được chôn cùng người chết sẽ phục vụ cho người đó ở thế giới bên kia. Nhưng thay vì chôn cất cả đội quân, phi tần cũng như các quan lại và nô lệ với mình, Tần Thủy Hoàng đã chọn giải pháp thay thế là các bức tượng đất sét.

Những chiến binh đất nung được tìm thấy với nhiệm vụ canh giữ lăng mộ của vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc.
Những chiến binh đất nung được tìm thấy với nhiệm vụ canh giữ lăng mộ của vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc.

Năm 1974, một nhóm nông dân đào giếng ở gần Thiểm Tây (Tây An, Trung Quốc) đã có một phát hiện khảo cổ gây chấn động. Các bức tượng lính với kích cỡ như người thật được họ đào lên nằm trong số hàng ngàn bức tượng với trang phục, đầu tóc và khuôn mặt hoàn toàn khác nhau.

Trong gần 4 thập niên, các nhà khảo cổ đã khai quật khu vực này. Cho tới nay, họ đã đào lên được khoảng 2.000 bức tượng đất sét, nhưng các chuyên gia ước tính tổng cộng phải có hơn 8000 bức tượng bao gồm quan văn, quan võ, binh lính và ngựa những người thân cận và trung thành với Tần Thủy Hoàng.

 
 
Hình ảnh khu vực khai quật với gần 2000 bức tượng đất sét hình các quan văn, quan võ, binh lính và ngựa.
Hình ảnh khu vực khai quật với gần 2000 bức tượng đất sét hình các quan văn, quan võ, binh lính và ngựa.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể chạm tới được lăng mộ trung tâm, nơi chôn cất vua Tần Thủy Hoàng.

Nếu khoa học đủ tiến bộ, cuộc khai quật sẽ không gây thiệt hại nghiêm trọng cho lăng mộ, và ngôi mộ cuối cùng sẽ được mở ra. Các nhà khảo cổ nóng lòng muốn biết bên trong lăng mộ trung tâm của Tần Thủy Hoàng có những gì.

Các ghi chép cổ đại cho biết là vị hoàng đế đã tạo ra cả một cung điện dưới lòng đất, với phần trần mô phỏng bầu trời đêm và sử dụng các viên ngọc trai để làm các ngôi sao. Các bức tượng đất sét hình cung tần mỹ nữ chưa được phát hiện, nhưng các chuyên gia dự đoán là chúng có tồn tại ở đâu đó trong tổ hợp này.

Ngoài ra lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được cho là bao quanh bởi những dòng sông thủy ngân, do người Trung Quộc cổ đại tin rằng thủy ngân có tác dụng làm con người bất tử. Điều này có thể chính là nguyên nhân khiến Tần Thủy Hoàng chết, do ngộ độc thủy ngân. Ông đã uống tất cả những viên thủy ngân với mong muốn được bất tử nhưng cuối cùng chết ở tuổi 39.

Dòng sông thủy ngân cũng là một lí do để các nhà khảo cổ chưa muốn khai quật ngôi mộ. Điều đó sẽ rất nguy hiểm nếu dựa theo các mẫu đất xung quanh ngôi mộ, với hàm lượng thủy ngân cực kì cao. Cho đến bây giờ, các nhà khoa học và sử gia vẫn phải luôn cân nhắc giữa việc khám phá lăng mộ và những thiệt hại có thể gây ra.

Theo Phan Hạnh
Dân Trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ