Tại sao IS “sợ” Israel?

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hoạt động khá gần Israel nhưng lại "nhút nhát" trước Tel Aviv vì lý do khá bất ngờ.

Tại sao IS “sợ” Israel?
Tai sao IS

Binh sĩ Israel tuần tra tại Hebron. Ảnh: AFP/ TTXVN

Trang tin "National Interest" (Mỹ) mới đây có bài phân tích với tựa đề: "Tại sao IS lại sợ Israel" của tác giả Graham Allison, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Ngoại giao Quốc tế của Đại học Harvard.

Theo bài viết, người Israel sống gần với IS hơn người Mỹ. IS đã cam kết sẽ chinh phục nhà nước Do Thái này và sáp nhập vào "lãnh thổ của mình". Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã bác bỏ phương án chiến đấu trực tiếp với IS.

Thay vào đó, khi phải đối mặt với mối đe nguy hiểm và tính mạng của hàng nghìn người Israel, nước này lại đi theo một chiến lược thậm chí không có trong danh mục các chính sách quan trọng của Mỹ.

Không giống với chiến lược Mỹ đã từng sử dụng để đối đầu Liên Xô trước trong Chiến tranh Lạnh, Israel đang ngăn chặn các cuộc tấn công IS bằng một chiến lược kiên nhẫn, răn đe và cảnh giác.

Phương pháp chống lại IS của Israel rất đơn giản. Israel tìm cách thuyết phục IS không nên tấn công vì nước này sẵn sàng trả đũa với phương châm "Nếu anh tấn công chúng tôi, chúng tôi sẽ trả lại anh nỗi đau mà anh không thể chịu được". Muốn đạt được hiệu quả, phương pháp ngăn chặn này, Israel đã đề ra nguyên tắc 3C: Clarity (rõ ràng), Capability (năng lực) và Credibility (uy tín).

Cụ thể, “Clarity” có nghĩa là tuyên bố rõ các ranh giới không được vượt qua, giao tiếp bằng ngôn ngữ mà kẻ thù có thể hiểu. “Capacibility” là khả năng thực hiện những lời răn đe hay bắt kẻ thù phải trả giá. “Credibility” là khiến kẻ thù tin rằng Israel sẽ hành động như đã tuyên bố.

Nếu một trong những yếu tố trên bị không thực hiện được thì phương pháp đó sẽ thất bại. Vì vậy, nếu Israel vạch ra giới hạn đỏ, mà đối phương vẫn vượt qua giới hạn đó nhưng chỉ phản ứng bằng lời nói chứ không có hành động trừng phạt cụ thể thì coi như đã làm mất đi chữ C thứ ba – đó là uy tín.

Từ đó, những tuyên bố về sau sẽ không có tính răn đe, thậm chí là vô tác dụng vì kẻ thù sẽ thấy mối đe dọa không đáng tin nữa. Các chiến lược gia Israel đã kết luận rằng mặc dù không phải là biện pháp hoàn hảo, nhưng răn đe vẫn là sự lựa chọn tốt nhất.

IDF tin rằng, họ đã ngăn chặn thành công các đối thủ như Iran, Lebanon và Syria, các nhóm vũ trang Hezbollah và phong trào Hồi giáo Hamas và thậm chí cả các tổ chức khủng bố khét tiếng thế giới như IS và Al-Qaeda chỉ bằng biện pháp răn đe. Các chiến lược gia Israel bác bỏ lập luận của Washington rằng, IS là mối đe dọa đáng ngại đối với "toàn bộ thế giới văn minh".

Trái ngược với lập luận của Tổng thống Barack Obama rằng IS phải là "ưu tiên hàng đầu", Israel lại chỉ coi IS đơn thuần là một nhóm khủng bố như các nhóm khác, thậm chí còn không nằm trong nhóm các mối đe dọa hàng đầu của Israel.

Quốc gia Trung Đông này coi nhóm khủng bố Hezbollah là "mối đe dọa nghiêm trọng nhất”, nhóm này đã tập hợp được một kho vũ khí lớn với hơn 100.000 tên lửa và phần lớn các tên lửa nhằm vào Israel là loại dẫn đường chính xác với khả năng bắn trúng các mục tiêu chiến lược, bao gồm cả cơ quan đầu não quân sự của Israel tại Tel Aviv.

Hamas, nhóm khủng bố tuyên thệ sẽ "giơ cao biểu ngữ của Allah trên mỗi tấc đất của Palestine" bị "người Do Thái" chiếm đóng, là mối đe dọa đứng thứ hai của Israel. Nhóm này đã thực hiện 3 cuộc chiến chống lại Israel trong thập kỷ qua.

Tai sao IS

Binh sĩ Israel làm nhiệm vụ tại khu vực biên giới với Dải Gaza ngày 6/5. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong phong trào Intifada lần thứ hai, Hamas đã thực hiện các vụ đánh bom tự sát và sử dụng phương pháp này để giết hàng trăm thường dân người Israel. Nhóm này hiện có hàng nghìn tên lửa và đào các đường hầm vào sâu lãnh thổ Israel để chuẩn bị cho các cuộc tấn công trong tương lai.

Tất nhiên, răn đe không phải là biện pháp duy nhất trong chiến lược chống lại kẻ thù của Israel. Chiến lược phòng chống các cuộc tấn công khủng bố, bao gồm phát hiện (thâm nhập sâu để xác định các mối đe dọa), phòng thủ (chẳng hạn như hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome và các bức tường an toàn hoặc hàng rào ở tất cả các biên giới) và đánh bại dứt khoát (dốc toàn lực đánh bại kẻ thù).

Trong khi nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, đầu tư nhiều vào những nỗ lực tương tự thì Israel lại là quốc gia duy nhất chọn phương án răn đe làm yếu tố cốt lõi trong chiến lược chống khủng bố của mình và bước đầu thành công. Các chuyên gia an ninh Israel thừa nhận rằng không thể ngăn chặn thành công tất cả các nhóm khủng bố.

Để chiến lược răn đe IS đạt được thành công như hôm nay, IDF đã tuân thủ triệt để một kịch bản. Hoàn toàn trái ngược với Mỹ, Israel chỉ coi IS là một nhóm vũ trang ở Syria tương tự như Al Qaeda và các nhóm khủng bố khác. Đối với các kẻ thù, cũng như các đối thủ chống lưng như Iran và chính quyền Syria, Israel luôn tuyên bố 3 "giới hạn đỏ": không tấn công vào Israel; không chuyển giao vũ khí thông thường hay cao cấp (cụ thể là tên lửa dẫn đường chính xác và tên lửa) để giúp các nhóm khủng bố đe dọa Israel và không chuyển giao vũ khí hóa học cho các nhóm khủng bố khu vực.

Theo Tin Tức TTX

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.