Tại sao con người phát minh ra âm nhạc?

GD&TĐ - Tổ tiên chúng ta sống theo cộng đồng nên âm nhạc ra đời nhằm kết nối xã hội, gắn kết con người với nhau.

Âm nhạc là phương tiện truyền tải ký ức tập thể.
Âm nhạc là phương tiện truyền tải ký ức tập thể.

Âm nhạc cũng có thể giúp chúng ta tìm bạn tình như tiếng kêu giao phối của loài chim.

Âm nhạc để gắn kết

Trong nghiên cứu gần đây được đăng tải trên tạp chí Science Advances, 75 chuyên gia từ 46 quốc gia đã tự mình tạo ra giai điệu. Họ ghi âm mình hát những bài hát truyền thống từ các nền văn hóa tương ứng như Hokkaido Ainu, Basque, Cherokee, Māori, Rikbaktsa, Ukraina, Xhosa, Yoruba... Sau đó, các nhà nghiên cứu ghi âm họ chỉ đọc thuộc lòng lời bài hát không có giai điệu. Rồi họ chuyển qua sử dụng nhạc cụ, không hát.

Qua phân tích cả ba phiên bản ghi âm của tất cả các bài hát truyền thống, các chuyên gia tìm thấy 3 điểm nhất quán. Đầu tiên, ở mọi văn hóa, hát có xu hướng chậm hơn so với nói. Thứ hai, người hát tạo ra độ cao ổn định hơn so với khi nói. Thứ ba, cao độ hát nói chung cao hơn cao độ khi nói.

Nghiên cứu trên không đưa ra câu trả lời dứt khoát về lý do tại sao con người hát, nhưng giả thuyết hàng đầu của các nhà nghiên cứu là âm nhạc thúc đẩy sự gắn kết xã hội.

Tác giả chính của nghiên cứu, Yuto Ozaki - Đại học Keio, Nhật Bản, cho rằng hát tập thể là cách khuyến khích sự gắn kết xã hội, cộng đồng hoặc chuẩn bị cho xung đột. Hát có thể đã phát triển từ lời nói nhằm gắn kết xã hội.

Ví dụ, những giai điệu vang lên trong một trận đấu bóng chày giúp tập hợp đám đông người hâm mộ với nhau. Tương tự, các bài quốc ca khơi dậy tinh thần yêu nước trong lòng người dân của một quốc gia. Âm nhạc đã đi vào nhiều hoạt động xã hội của chúng ta từ cấp độ cá nhân, địa phương cho đến quốc gia.

Theo GS Krumhansl - Đại học Cornell (Mỹ), các nghiên cứu cho thấy tâm trí của con người xử lý âm nhạc giống như ngôn ngữ nói. Một số phương ngữ châu Phi và châu Á kết hợp trực tiếp âm nhạc vào lời nói của họ vì ý nghĩa thay đổi tuỳ theo giọng điệu và giai điệu cất ra.

Nhìn chung, bộ não của chúng ta hiểu âm nhạc là một cách giao tiếp và kết nối với người khác, giống như trò chuyện. Điều này phù hợp với nhận xét của nhà triết học Aristotle rằng con người về bản chất là động vật có tính xã hội. Có lẽ âm nhạc chính là nền tảng của tính xã hội đó. Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân duy nhất.

Âm nhạc gắn kết mọi người thành một cộng đồng.

Âm nhạc gắn kết mọi người thành một cộng đồng.

Khả năng bí ẩn nhất

Năm 1874, cha đẻ của thuyết Tiến hóa Charles Darwin viết rằng, khả năng tạo ra và thưởng thức các giai điệu của con người “phải được xếp vào hàng những khả năng bí ẩn nhất mà con người được ban tặng”.

Tất cả xã hội loài người đều tạo ra âm nhạc nhưng đối với Darwin, nó dường như không mang lại lợi ích nào cho sự sinh tồn của nhân loại. Ông suy đoán âm nhạc nhằm thu hút bạn tình tiềm năng cho con người, giống như tiếng kêu mỗi mùa giao phối của loài chim.

Âm nhạc là một trong những phương thức tán tỉnh phổ biến giữa trai gái. Nhiều người có năng khiếu âm nhạc có thể tán tỉnh người họ yêu bằng bài hát, giống như con công thu hút bạn tình bằng cái đuôi tuyệt đẹp của nó. Lập luận này là có căn cứ vì âm nhạc có trước thời kỳ săn bắn hái lượm, có thể cách chúng ta khoảng 250 nghìn năm.

Các nhà khoa học thời Victoria bày tỏ hoài nghi trước giả thuyết này. Nhà tâm lý học và triết học người Mỹ, William James bác bỏ ý tưởng của Darwin, cho rằng âm nhạc chỉ đơn giản là sản phẩm phụ của tâm trí chúng ta. Nó là một “đặc thù ngẫu nhiên của hệ thần kinh”.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi nghe nhạc, não sẽ giải phóng hóc-môn dopamine khiến chúng ta hạnh phúc. Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Neuroscience năm 2016, các nhà khoa học phát hiện dopamine được giải phóng mạnh nhất khi một bản nhạc đạt đến đỉnh điểm cảm xúc và khiến người nghe bùng nổ.

Điều đó có thể giải thích tại sao chúng ta thích âm nhạc nhưng nó không giải thích được tại sao tổ tiên của chúng ta lại tạo ra âm nhạc. Thông thường, não bộ giải phóng dopamine trong các hành vi cần thiết với sự sống như quan hệ tình dục, ăn uống nhằm khuyến khích chúng ta thực hiện hành vi này nhiều hơn. Nhưng âm nhạc không cần thiết đối với sự sống còn của loài người như ăn uống.

Cuộc tranh luận về tại sao con người lại tạo ra âm nhạc vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.

Xét trên phương diện cảm xúc, con người sử dụng âm nhạc để thể hiện, trải nghiệm và nhấn mạnh cảm xúc cá nhân. Hãy thử xem một cảnh phim sâu sắc không có nhạc nền và có nhạc nền, bạn sẽ nhận ra âm nhạc biểu lộ cảm xúc mạnh đến nhường nào.

Âm nhạc thậm chí còn ảnh hưởng đến cách chúng ta phản ứng với những hình ảnh trực quan, khiến những khung cảnh ảm đạm trở nên u sầu hơn và những khung cảnh tươi sáng trở nên vui vẻ, sôi động.

Trong khi đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng âm nhạc là sản phẩm của quá trình tiến hóa. Âm nhạc là phương pháp giao tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác hay nói cách khác, âm nhạc là phương tiện truyền tải ký ức tập thể.

Âm nhạc dân gian và truyền thống rất phổ biến trong những xã hội không có chữ viết. Còn con người hiện đại coi âm nhạc như một dạng lịch sử sống động. Từ các ban nhạc kèn đồng Roaring Twenties và bộ tứ Barber Shop của những năm 1950 cho đến những năm 60, âm nhạc tiếp tục là phương tiện kết nối với quá khứ.

Ký ức cá nhân thường gắn liền với một giai điệu. Bạn có thể nhớ bài hát gắn liền với một sự kiện nào đó trong cuộc đời. Rồi nhiều năm sau, khi bạn nghe lại bài hát này, chúng sẽ đưa bạn trở lại thời điểm đó. Âm nhạc tạo nên một phần ký ức và trở thành một phần con người bạn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ