Tái hiện lễ hội của tình đoàn kết Kinh - Thượng

GD&TĐ - Sau hơn nửa thế kỷ bị mai một, chiều ngày 26/2 tại TP Pleiku (Gia Lai) đã tưng bừng diễn ra lễ Hội hát cầu huê - Lễ hội lớn nhất trong lịch sử của người Việt và các dân tộc thiểu số ở Gia Lai.

Tái hiện lễ hội của tình đoàn kết Kinh - Thượng
Tái hiện lễ hội của tình đoàn kết Kinh - Thượng ảnh 1Tái hiện lễ hội của tình đoàn kết Kinh - Thượng ảnh 2Tái hiện lễ hội của tình đoàn kết Kinh - Thượng ảnh 3Tái hiện lễ hội của tình đoàn kết Kinh - Thượng ảnh 4

Năm 1653, khi Chúa Nguyễn bắt các tù binh đưa lên vùng đất An Khê, nơi đây bắt đầu có người Việt sinh sống, trước đó chỉ có các dân tộc thiểu số. 

Từ những người Việt đầu tiên sau này người miền xuôi lên đây lập nghiệp ngày càng đông. Dân cư đông đúc gắn liền sinh hoạt tín ngưỡng trong đó có lễ Hội hát cầu huê. Thời điểm chính của lễ hội là ngày 10/2 (âm lịch) hàng năm, khi nhân dân tổ chức tế Xuân ở đình An Lũy.

Bắt đầu là lễ tế Xuân vào đêm ngày 09 cho đến sáng mồng 10/2 âm lịch theo nghi thức cổ truyền. Tiếp theo là 3 ngày hội với các trò chơi giân gian như: diễn voi, đua ngựa, bắn cung, đấu võ, hội cồng chiêng, hát bội…Lễ hội cũng giành một không gian riêng cho người Việt và các dân tộc thiểu số khác cùng mang hàng hóa ra trao đổi, giao lưu.

Trước nguy cơ mai một của một lễ hội thể hiện tinh thần đoàn kết Kinh - Thượng trong buổi đầu tiến lên lập nghiệp trên vùng Tây Nguyên, lễ hội lần này sẽ tái hiện được một phần cơ bản không gian truyền thống của lễ hội xưa.

Tại lễ hội tái hiện lần này sẽ có các trò chơi giân gian, phiên chợ Kinh - Thượng, điểm nhấn sẽ là hát cầu huê. Hội hát cầu huê được tổ chức cho đến hết 21 giờ cùng ngày.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Máy trồng chanh dây tự động giải phóng sức lao động cho người nông dân.

Máy tạo bầu trồng chanh dây đa năng

GD&TĐ - Máy tạo bầu trồng chanh dây đa năng có thể thực hiện tự động tất cả các khâu, giúp tiết kiệm chi phí nhân công và nâng cao năng suất vườn ươm.