Tác hại không ngờ khi dùng giày dép đập gián

Bạn nên tìm biện pháp khác để diệt gián thay vì dùng dép đập trực tiếp.

Ảnh Internet.
Ảnh Internet.

Gián là loài côn trùng gây hại, có khả năng gây bệnh cho con người. Chúng thuộc loại ăn tạp và có thể tiêu hóa được hầu hết các loại thức ăn.

Đáng sợ hơn, gián còn có khả năng chích máu người, ăn phân, đờm, tế bào chết ở móng tay, móng chân.

Gián không chỉ gấm nhấm đồ đạc trong nhà mà còn gây ra mùi hôi khó chịu mà còn khiến nhiều chị em "sợ phát khiếp" khi chúng bò trong nhà.

Có thể bạn chưa biết, gián vừa ăn vừa nôn mửa những thức mà chúng đã tiêu hóa một phần và thải phân ra khắp nơi. Các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng và các tuyến trên cơ thể gián là thứ gây ra mùi hôi đặc biệt. Nó có thể đọng lại rất lâu ở trên những vật dụng mà gián đi qua.

Gián bám vào đồ dùng trong nhà, thậm chí là thức ăn và có thể gây bệnh cho con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.

dung-dep-dap-gian-01
Thông thường, khi thấy gián trong nhà, chúng ta hay dùng dép để đập nát chúng. Tuy nhiên, đây là một hành động sai lầm, có thể gây hại cho cả gia đình.

Nghiên cứu chỉ ra rằng khi dùng dép đập gián, vi khuẩn, ký sinh trùng trên cơ thể chúng sẽ phát tán trực tiếp vào không khí. Không chỉ vậy, mầm bệnh còn dính ra giày, dép, nền nhà.

Trên thực tế, gián là vật chủ trung gian làm lây truyền nhiều bệnh như kiết lỵ, thương hàn, sen suyễn... Khi những vi khuẩn này phát tán vào không khí hoặc bám vào tay chân, đồ chùng của chúng ta thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho gia đình, bạn không nên sử dụng dép để đạp gián. Hãy sử dụng các biện pháp diệt trừ gián khác như bẫy gián, phun thuốc diệt gián hoặc tự chế dung dịch diệt gián từ các nguyên liệu tự nhiên, có sẵn trong nhà.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.