Tác động của biến đổi khí hậu với giáo dục và phát triển của trẻ em: Hệ lụy ở vùng nhiệt đới

GD&TĐ - Giáo dục trẻ em là một trong những mục tiêu đầy tham vọng để phát triển bền vững, như một cách để xóa đói giảm nghèo và giảm thiểu tổn thương đối với biến đổi khí hậu và thiên tai. 

Ít ai nghĩ rằng, biến đổi khí hậu lại có tác động mạnh mẽ đến giáo dục, nhất là ở những nước nhiệt đới. Ảnh: UNHCR
Ít ai nghĩ rằng, biến đổi khí hậu lại có tác động mạnh mẽ đến giáo dục, nhất là ở những nước nhiệt đới. Ảnh: UNHCR

Tuy nhiên, một nghiên cứu vừa kết luận rằng, ở các nước nhiệt đới, việc tiếp xúc với nhiệt độ cực đoan và mưa nhiều ở những năm trước khi sinh cũng như trong thời thơ ấu, có thể làm cho trẻ em khó khăn hơn để đạt được giáo dục trung học, ngay cả đối với các gia đình khá giả.

Tác động nghiêm trọng

Nghiên cứu của Đại học Maryland, công bố vào ngày 15/4, được đăng tải trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ.

Ông Heather Randell - tác giả chính - của Đại học Maryland đã thực hiện nghiên cứu tổng hợp, với tư cách là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm Tổng hợp Môi trường Xã hội quốc gia, cùng đồng tác giả Clark Gray - thuộc Đại học Bắc Carolina - nhận thấy rằng điều kiện khí hậu ảnh hưởng bất lợi đến triển vọng đạt được mục tiêu giáo dục, theo nhiều cách khác nhau.

Ở Đông Nam Á, việc tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn mức trung bình trong thời kỳ tiền sản và thời thơ ấu sẽ ảnh hưởng có hại đến việc đi học và có liên quan đến việc đi học ít hơn.

Cùng với Đông Nam Á, tại khu vực Tây và Trung Phi, những đứa trẻ trải qua giai đoạn đầu đời với khí hậu nhiều mưa sẽ liên quan đến khả năng đạt được trình độ học vấn cao hơn. Ở Trung Mỹ và Caribê, nơi khí hậu mát mẻ, những đứa trẻ trải qua giai đoạn nhiều mưa đầu đời thường đạt giáo dục chỉ ở mức trung bình thấp.

Đáng ngạc nhiên là trẻ em từ các hộ gia đình có giáo dục nhất không bị ảnh hưởng bởi các tác động của khí hậu, dù họ có trải qua những giai đoạn thời tiết khắc nghiệt như nóng nắng và khô hạn nghiêm trọng trong giai đầu đời.

Trong nghiên cứu của mình, hai tác giả Randell và Gray đã tìm hiểu mối liên hệ giữa nhiệt độ cực đoan và lượng mưa trong giai đoạn đầu đời của trẻ, cũng như trình độ học vấn ở 29 quốc gia tại các vùng nhiệt đới toàn cầu. Nghiên cứu có ý nghĩa trong việc xác định tính dễ bị tổn thương đối với quỹ đạo phát triển và biến đổi khí hậu.

“Nếu biến đổi khí hậu làm suy yếu trình độ học vấn, điều này có thể có tác động kép đến sự kém phát triển mà theo thời gian sẽ làm tăng tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu” - các tác giả viết - “Khi tác động của biến đổi khí hậu gia tăng, trẻ em ở vùng nhiệt đới sẽ phải đối mặt với các rào cản bổ sung trong cơ hội tiếp cận giáo dục”.

Cần hành động ngay từ bây giờ

Các tác giả xác nhận rằng, nhìn chung, trẻ em từ các hộ gia đình được giáo dục tốt sẽ có nhiều cơ hội rộng mở về điều kiện học tập. Tuy vậy, thay đổi khí hậu có thể làm xói mòn sự phát triển xã hội và giáo dục ở vùng nhiệt đới. Thậm chí đối với các hộ gia đình khá giả, họ lại chính là những người mất nhiều nhất, khi mà biến đổi khí hậu lấy đi những lợi thế của họ.

Chúng ta phải tính đến các yếu tố của khí hậu, lập kế hoạch cho nó và thiết kế các chính sách để tạo ra những quần thể kiên cường hơn, ứng phó và thích nghi tốt hơn, nếu chúng ta biết rằng tác động của khí hậu sẽ tồi tệ hơn trong thập kỷ tới.

 
Ông Randell khuyến cáo.

Ông Randell giải thích rằng, khi trẻ em ở vùng nhiệt đới cảm nhận được tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, chúng sẽ phải đối mặt với các rào cản khác đối với giáo dục.

Theo ông, đây là bằng chứng về tác động xã hội khác nhau của biến đổi khí hậu. Chính sách bảo vệ trẻ em trong các quần thể bị phơi nhiễm này, ví dụ, bảo đảm phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ có thể được giảm nhiệt độ và độ ẩm cao, hoặc cung cấp các giống cây trồng chịu nhiệt hay chịu hạn, có thể hạn chế tác động lâu dài của biến đổi khí hậu.

“Mặc dù những kết quả này có thể không liên quan trực tiếp đến trường học, nhưng chúng là những yếu tố quan trọng trong cuộc sống đầu đời ảnh hưởng đến quỹ đạo trường học của một đứa trẻ” - ông Randell nói: “Mọi người hiếm khi nghĩ về cách giáo dục của trẻ em liên quan trực tiếp đến khí hậu. Nhưng điều này thực sự quan trọng, với mức độ biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến các sự kiện thời tiết khắc nghiệt.

Chúng ta cần hiểu rõ hơn về những gì có thể đạt được trong giáo dục và cách ứng phó với biến đổi khí hậu, để nó không trở thành rào cản trong quá trình đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững mà Liên Hợp Quốc đã đề ra”.

Bài báo đăng tải trên tạp chí Proceedings của hai tác giả Randell và Gray dựa trên nghiên cứu trước đó của họ, được xuất bản năm 2016 trên tờ “Thay đổi môi trường toàn cầu” (Global Environmental Change), cho thấy mức độ biến đổi khí hậu tác động tới việc học tập của trẻ em ở Ethiopia và có thể làm giảm khả năng thích ứng qua nhiều thế hệ.

Theo Phys.org

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ