Suýt hỏng tay vì ngày nào cũng gối đầu lên tay ngủ

GD&TĐ - Một nữ nhân viên ở Trung Quốc đã phải nhập viện để phẫu thuật tay vì trưa nào cũng gối đầu lên tay ngủ ở văn phòng.

Suýt hỏng tay vì ngày nào cũng gối đầu lên tay ngủ
Zhang mất kiểm soát tay trái vì thói quen gối đầu lên tay ngủ
Zhang mất kiểm soát tay trái vì thói quen gối đầu lên tay ngủ

Cô gái 28 tuổi tên Zhang thường hay gối đầu lên tay trái để ngủ trưa ở văn phòng. Sau khi thức dậy, cô thấy ngón tay hay bị tê dại đi nhưng cũng không nghĩ nhiều. Thế nhưng ba tháng trước, Zhang ngủ dậy và không thể điều khiển hay cảm giác được tay trái nữa.

Vì trước đây tay cô cũng hay bị tê, cô cho rằng cảm giác này sẽ biến mất chỉ trong vài phút nhưng cô đã sai. Không thể điều khiển được tay trái, cuộc sống của cô gặp rất nhiều khó khăn khi làm những việc nhỏ nhặt như cầm đồ vật lên.

Cuối cùng Zhang đã phải đến bệnh viện để tìm nguyên nhân. Cô không thể ngờ rằng thói quen gối đầu lên tay của mình lại là căn nguyên của mọi chuyện.

Việc thường xuyên gối đầu lên tay ngủ đã làm hỏng dây thần kinh xuyên tâm điều khiển cổ tay và ngón tay.

Người bệnh có triệu chứng như của cô có thể được điều trị bằng các bài tập vật lý trí liệu. Thế nhưng vì Zhang không những liên tục bỏ qua triệu chứng tê tay mà còn tiếp tục gối đầu lên tay trái, dây thần kinh trong cơ thể đã bị tổn hại đến mức các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật.

Bác sĩ cũng khuyên rằng gối đầu lên tay quá lâu còn có thể gây áp lực lên mắt, ảnh hưởng đến lượng máu lên não và hệ tiêu hóa.

Theo Dantri.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh hoạt giao lưu với các nhà văn, nhà báo trong chương trình Hương Sách. Ảnh: NVCC

Giúp trò đọc và trưởng thành cùng sách

GD&TĐ - Câu lạc bộ sách Gió Đông do cô Đoàn Xuân Nhung thành lập, đã mang lại hiệu quả thiết thực, trong việc thu hút học sinh đọc và trưởng thành cùng sách.
Ba Lan dự kiến cắt giảm 20% nội dung chương trình phổ thông.

Ba Lan cắt giảm 20% nội dung sách giáo khoa

GD&TĐ - Bộ Giáo dục Ba Lan vừa công bố dự thảo chương trình giảng dạy mới cho học sinh phổ thông, trong đó cắt giảm khoảng 20% nội dung ở hầu hết các môn học.