Sững sờ trước bảo vật kim ấn, sách vàng triều Nguyễn

Đây là những kim sách (sách vàng) và kim ấn (ấn vàng - còn gọi là kim bảo tỷ) triều Nguyễn thuộc hàng quốc bảo nằm trong sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có dịp trở về cố hương để ra mắt công chúng dịp Festival Huế 2016.

Sững sờ trước bảo vật kim ấn, sách vàng triều Nguyễn

Sáng 23/4, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế diễn ra khai mạc triển lãm “Báu vật hoàng cung: Kim ấn và kim sách thời Nguyễn”, do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức nhân Festival Huế 2016. Đây là những kim sách (sách vàng) và kim ấn (ấn vàng, còn gọi là kim bảo tỷ) triều Nguyễn thuộc hàng quốc bảo nằm trong sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có dịp trở về cố hương ra mắt công chúng yêu cổ vật khắp mọi nơi trong nước và quốc tế.

Theo tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, triển lãm không chỉ phục vụ nhu cầu thưởng lãm của công chúng mọi nơi, mà còn khẳng định những giá trị di sản Huế xưa thể hiện đậm nét lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của triều đại phong kiến cuối cùng tại Việt Nam. Còn theo ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, những bảo vật cung đình giới thiệu đến công chúng lần này được xem như là độc bản, có ý nghĩa về mặt cổ vật, khẳng định văn vật của đất nước và vị thế Việt Nam.

Tại buổi khai mạc, giới thưởng lãm cổ vật không khỏi sững sờ trầm trồ trước các báu vật vô cùng quý giá như: Các bộ kim sách thời Nguyễn bằng vàng (một bộ có từ năm Gia Long thứ 5 - năm 1806, bộ còn lại thuộc năm Minh Mạng thứ 21 - năm 1840) và một bộ kim sách bằng bạc mạ vàng đời Minh Mạng thứ 11 - năm 1830). Kim sách triều Nguyễn là một loại thư tịch cổ đặc biệt, được làm bằng vàng hoặc bạc, dùng để ghi lại việc chính sự, lễ nghi triều đình, như sự kiện các hoàng đế lên ngôi, lập thái tử, hoàng hậu hoặc ghi công, phong tước và dâng, ban tôn hiệu, tôn thụy cho hoàng thân quốc thích… Lời sách do đích thân hoàng đế hoặc các đại thần biên soạn. Hiện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn lưu giữ 94 cuốn kim sách triều Nguyễn.

Đặc biệt và nổi bật nhất tại triển lãm lần này là chiếc kim ấn “Hoàng đế tôn thần chi bảo” chế tác vào tháng 10 năm Minh Mạng thứ 8 - năm 1827, bằng chất liệu vàng có trọng lượng hơn 8,9kg. Đây là loại ấn tín tượng trưng cho đế quyền nhà Nguyễn. Được biết, hiện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn lưu giữ 25 chiếc ấn bằng vàng, 7 chiếc ấn bạc mạ vàng và 12 chiếc ấn bạc của các bậc hoàng đế thời Nguyễn. Bên cạnh đó còn có 8 chiếc ấn vàng, 16 chiếc ấn bạc mạ vàng và 3 chiếc ấn bạc của các bậc vương hậu.

Ông Phan Thanh Hải cho biết, triển lãm “Báu vật hoàng cung: Kim ấn và kim sách thời Nguyễn” hưởng ứng Festival Huế 2016 cũng là bước khởi động cho một cuộc trưng bày quy mô lớn, phong phú hơn mang chủ đề “Bảo vật Hoàng cung” diễn ra vào tháng 9 sắp tới.

Những hình ảnh về những món quốc bảo kim ấn, kim sách thời nhà Nguyễn giới thiệu tại Huế kể từ ngày 23/4/2016:

Sững sờ trước bảo vật kim ấn, sách vàng triều Nguyễn ảnh 2

Sững sờ trước bảo vật kim ấn, sách vàng triều Nguyễn ảnh 3
Sững sờ trước bảo vật kim ấn, sách vàng triều Nguyễn ảnh 4
Sững sờ trước bảo vật kim ấn, sách vàng triều Nguyễn ảnh 5
Sững sờ trước bảo vật kim ấn, sách vàng triều Nguyễn ảnh 6
Sững sờ trước bảo vật kim ấn, sách vàng triều Nguyễn ảnh 7

Theo tienphong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.