Sức mạnh quân sự của Triều Tiên: Sự thật về quân đội bí mật nhất thế giới

GD&TĐ - Quân đội Nhân dân Triều Tiên vẫn là một trong những lực lượng quân sự lớn và bí ẩn nhất trên hành tinh.

Sức mạnh quân sự của Triều Tiên: Sự thật về quân đội bí mật nhất thế giới

Triều Tiên với dân số 25 triệu người có tới 1,3 triệu quân nhân đang tại ngũ và lực lượng dự bị động viên hơn 4 triệu người - một con số chưa từng có ngay cả khi so sánh với Israel, quốc gia áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc.

Lực lượng đặc nhiệm của Triều Tiên (120 nghìn chiến binh) có số lượng lớn hơn các đơn vị tương tự ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga, và quá trình huấn luyện của họ bao gồm việc thành thạo môn võ thuật truyền thống taekwondo và sẵn sàng hy sinh bản thân.

Lục quân Triều Tiên có kho vũ khí ấn tượng: 4.000 xe tăng, bao gồm các phiên bản hiện đại hóa của dòng T-54/55 và T-62 do Liên Xô chế tạo, cũng như chiến xa do chính họ phát triển, tiêu biểu là Chonmaho với lớp giáp tổng hợp.

Ngoài ra một số thông tin cho biết Triều Tiên đã tự phát triển xe tăng hiện đại, được phương Tây gọi là M2020. Phương tiện này được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động và một số chi tiết thiết kế tương tự M1 Abrams của Mỹ và T-14 Armata của Nga.

Lực lượng thiết giáp Triều Tiên có khoảng 2.500 xe bọc thép hạng nhẹ và khoảng 50 xe phóng tên lửa. Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng đặc biệt chú trọng đến pháo binh, họ sở hữu pháo tự hành 170 mm Kosan độc đáo và hệ thống pháo phản lực phóng loạt KN-09 có tầm bắn lên tới 220 km.

north-korean-missile-launch-hwasong-19-october-2023.jpg
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên.

Binh chủng tên lửa của Triều Tiên bao gồm các tổ hợp tên lửa siêu thanh tầm trung mới nhất "Hwasong-16" và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa "Hwasong-17" với tầm bắn ước tính 15.000 km.

Hải quân Triều Tiên cũng rất ấn tượng khi có hơn 100 tàu ngầm - nhiều hơn so với Hoa Kỳ (50 - 60) và Nga (khoảng 70).

Tuy vậy Triều Tiên vẫn chưa có tàu ngầm hạt nhân, chiếc đầu tiên đang được chế tạo, trong khi phần lớn là loại mini lượng giãn nước chỉ trên dưới 100 tấn.

Không quân Triều Tiên có hơn 1.000 máy bay và trực thăng, bao gồm cả MiG-29 hay MiG-15, nhưng lại thiếu phi công có trình độ.

Cuối cùng, chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển nhanh chóng: 5-8 tên lửa đạn đạo được sản xuất hàng tháng.

Bất chấp sự tụt hậu về công nghệ trong các linh kiện điện tử, học thuyết quân sự của Triều Tiên dựa trên số lượng lớn, tinh thần cuồng nhiệt của binh sĩ và lợi dụng địa hình đồi núi, khiến quân đội nước này trở thành đối thủ đáng gờm ngay cả đối với lực lượng vũ trang có công nghệ tiên tiến nhất.

Tàu ngầm Hàn Quốc phóng tên lửa đạn đạo từ dưới nước.
Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức đoàn viên thăm hỏi, trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Hữu Giằng (trú ở phường Đông Lương, TP Đông Hà).

Yêu nước bằng hành động

GD&TĐ - Ngọn lửa yêu nước được truyền qua nhiều thế hệ học sinh, bằng những bài học sống động ngoài trang sách, từ chính mảnh đất địa chỉ đỏ.

Các tên lửa R-73, R-27T và R-77 của Houthi.

Tên lửa Houthi khiến Mỹ kinh ngạc

GD&TĐ - Theo War Zone, sự tinh vi và sức mạnh của nhiều loại tên lửa của Houthi đang khiến các tướng lĩnh và chuyên gia Mỹ phải kinh ngạc.

Sinh viên hào hứng, khai thác thông tin với ứng dụng sản phẩm HUNRE AI.

AI trở thành trợ thủ đắc lực

GD&TĐ - Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực giáo dục không còn là điều xa lạ.