Việt Nam lần đầu thay xương chậu nhân tạo in 3D cho người ung thư xương

GD&TĐ - Tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, 7 êkip các bác sĩ đầu ngành cùng tham gia ghép xương chậu nhân tạo cho bệnh nhân ung thư xương ngày 11/1. Đây là ca ghép xương chậu đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam.

 Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Bệnh viện đa khoa Tâm Anh vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cấy ghép xương chậu nhân tạo cho bệnh nhân ung thư xương.

Ca phẫu thuật thay xương chậu nhân tạo phức tạp kéo dài 7 giờ đồng hồ đã thành công, và mở ra kỷ nguyên trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp.

Đáng chú ý, tại Việt Nam, đây là ca mổ đầu tiên sử dụng tích hợp các thiết bị tối tân như robot Artis Pheno phần mềm dựng hình 3D, công nghệ in 3D trên vật liệu titan hiện đại, thực hiện trong phòng mổ Hybrid OR1.

Bệnh nhân là ông Thân Đức T (57 tuổi, Bắc Giang). Trước đó, vào tháng 05/2020, bệnh nhân T nhận thấy xuất hiện đau vùng chậu hông bên trái, đau tăng dần, làm hạn chế vận động của chân.

Bệnh nhân sau đó đi khám và phát hiện có khối u ở vùng hông bên trái, sau khi sinh thiết, anh được chẩn đoán ung thư (sarcom) xương cánh chậu trái cần nhập viện để điều trị.

Trải qua 4 đợt hóa trị liệu, nhưng những cơn đau vẫn không dứt, bệnh nhân bị hạn chế vận động ở khớp háng trái, khối u ác tính phát triển và có dấu hiệu chèn ép thần kinh đùi phía chân trái khiến anh mất dần khả năng di chuyển. Kết quả trên phim chụp cắt lớp vi tính cho thấy khối u đã xâm lấn “ăn” hết một nửa cánh chậu trái và phá hủy khớp háng trái. Đó là lí do cần thực hiện nhanh chóng việc phẫu thuật loại bỏ khối u.

Ca đại phẫu kéo dài trong hơn 7 tiếng đồng hồ với sự tham gia của ekip gồm 15 chuyên gia hàng đầu đến từ 7 chuyên khoa gồm Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao, khoa Ung bướu, khoa Chấn thương chỉnh hình, khoa Ngoại tổng quát, khoa Gây mê hồi sức, khoa Giải phẫu bệnh và phục hồi chức năng đã ghép nối thành công xương chậu nhân tạo cho nam bệnh nhân mắc ung thư xương, giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ phải cắt bỏ một nửa khung xương chậu và có thể là tháo bỏ toàn bộ chân trái.

Sau phẫu thuật, hiện sức khỏe bệnh nhân T ổn định, đã có thể tự ngồi và vận động nhẹ. Hiện ông đang được chăm sóc đặc biệt ở Trung tâm hồi sức tích cực, phối hợp cùng Trung tâm điều trị đau và chăm sóc giảm nhẹ, Trung tâm y học thể thao - phục hồi chức năng của bệnh viện để có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Dự kiến bệnh nhân xuất viện trong 7 ngày tới.

Bác sĩ cho biết, việc ghép nối thành công xương chậu nhân tạo giúp anh Toàn thoát nguy cơ tàn phế do không phải cắt bỏ một nửa khung xương chậu, tháo toàn bộ chân trái như chỉ định điều trị thông thường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.