Những món ăn "đại kỵ" với người đau dạ dày

Người bị đau dạ dày không được ăn uống tùy tiện nếu không bệnh sẽ nặng hơn khiến dạ dày bị đau. Bạn có thể hoàn toàn loại bỏ các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này bằng cách tuân thủ các quy tắc cơ bản trong khâu ăn uống.  

Những món ăn "đại kỵ" với người đau dạ dày
Ảnh minh họa: Internet
 
Ảnh minh họa: Internet.

Thực phẩm có tính axit

Trái cây chua giàu tính axit như cam, chanh, bưởi, quýt, xoài, khế, nước uống có ga... có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khó tiêu, kích thích đường ruột, dẫn đến đau bụng, nôn ọe.

Đồ ăn cay

Chuyên gia dinh dưỡng Jung Kim, Bệnh viện Đại học Pennsylvania ở Philadelphia, Mỹ, cho biết ăn cay có thể gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Nếu bạn bị đau dạ dày, hãy chọn thức ăn nhẹ, tránh gia vị cay như ớt, tỏi, hạt tiêu... để không kích thích hệ tiêu hóa và tăng tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Thực phẩm giàu chất béo

Sữa, kem, bơ, phô mai, thịt đỏ... giàu chất béo, dễ gây co thắt đường tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn trong dạ dày gây táo bón.

Chất béo cũng có thể làm tăng vận động của đường tiêu hóa, tiêu chảy. Chế phẩm từ sữa có chứa lactose, uống quá nhiều lactose khiến tiêu chảy trầm trọng hơn.

Đồ ăn
Rượu, bia có cồn, không tốt cho niêm mạc dạ dày mà còn gây hại cho gan. Ảnh minh họa: Internet.

Rau củ quả quá nhiều chất xơ

Rau củ quả nhiều chất xơ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số loại chứa carbohydrate gây khó tiêu. Vì vậy với người đau dạ dày, chỉ nên ăn với khẩu phần nhỏ, không nên ăn quá nhiều.

Rượu, bia, cà phê

Rượu, bia có cồn, không tốt cho niêm mạc dạ dày mà còn gây hại cho gan.

Cà phê có tính axit cao, có thể gây kích ứng thành bụng, đau bụng. Caffeine trong cà phê cũng có thể khiến dạ dày sản xuất axit quá mức, làm viêm loét dạ dày.

Đồ ăn

Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn. Ảnh minh họa: Internet

Ăn ít thực phẩm ngâm muối

Trong các thực phẩm như dưa, cà muối, mắm, cá khô... chứa nhiều muối cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư (chẳng hạn dưa muối chua có chứa nitric gây ung thư) nên bạn càng không nên ăn.

Ăn ít thực phẩm chiên rán
Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.

Hạn chế đồ sống, lạnh
Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
Đồ ăn
Sữa, kem, bơ, phô mai, thịt đỏ... giàu chất béo, dễ gây co thắt đường tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn trong dạ dày gây táo bón. Ảnh minh họa: Internet.
Uống nước đúng cách
Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.

Chú ý giữ ấm vùng bụng
Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.

Người đau dạ dày không nên ăn quá no khiến cho dạ dày và ruột tăng thêm gánh nặng, giảm hiệu quả của quá trình tiêu hóa. Tuổi thọ của các tế bào trên niêm mạc dạ dày khá ngắn, 2 -3 ngày tái tạo một lần. Nếu bữa ăn trước vẫn chưa tiêu hóa, bữa ăn sau lại dồn tiếp thức ăn vào, dạ dày rơi vào trạng thái căng phồng, niêm mạc khó có cơ hội hồi phục. Khi ấy dạ dày sẽ tiết ra nhiều dịch vị, phá hỏng niêm mạc. Cơn đau dạ dày càng trầm trọng, lâu ngày bị viêm loét.

Đồ ăn cho người đau dạ dày nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm để giảm áp lực hoạt động tiêu hóa cho dạ dày. Nhai chậm, nhai kỹ để tăng tiết dịch tụy, giảm dịch mật và axit hydrochloric. Sau ăn người bị đau dạ dày không nên lao động hay chạy nhảy ngay mà nên nghỉ ngơi.

Theo tienphong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.