Những căn bệnh ngoài da không ai có thể tránh khỏi

GD&TĐ - Da được ví như chiếc áo khoác che chắn và bảo vệ toàn bộ cơ thể con người. Cùng với thời gian hoặc do sự cố, chiếc áo khoác nào cũng sẽ sờn mòn, hỏng, rách thì da của con người cũng vậy!

Những căn bệnh ngoài da không ai có thể tránh khỏi

Bệnh ngoài da thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau mà từ trẻ em đến người lớn không ai tránh khỏi.

Cấu tạo và chức năng của da

Da người là bộ phận có diện tích lớn nhất trong cơ thể, rộng khoảng 2m2. Trọng lượng trung bình bộ da của người trưởng thành nặng đến 5kg. 

Nhờ có da bao bọc mà các cơ quan được bảo vệ một cách êm ái và an toàn. Da tạo thành bức vách chống thoát nước. Nếu như không có lớp màng ngăn đặc biệt này, nước trong cơ thể sẽ nhanh chóng bốc hơi và tất nhiên dẫn đến cái chết.

Ngoài ra, da còn là một nhà máy hóa chất tổng hợp vitamin D theo nhu cầu của cơ thể.

Trông bên ngoài lớp da có vẻ đơn giản, nhưng thật ra đấy là một cấu trúc cực kỳ tinh vi, phức tạp. Độ dày của da thay đổi linh hoạt theo từng vị trí của cơ thể.

Mi mắt là nơi có cấu trúc da mỏng nhất, bề dày không quá 1/2mm. Trái lại ở lòng bàn tay, chân độ dày của da là 2mm. Các nhà khoa học tính toán chỉ 2,5cm2  da có đến 1.500 thụ cảm dây thần kinh (gọi là các receptor), 600 tuyến mồ hôi, 100 tuyến bã nhờn và 65 nang lông.  kỳ tái tạo tế bào da khoảng 40 - 56 ngày. Cấu trúc da phân thành 3 lớp: Thượng bì, trung bì và hạ bì.

Bệnh ngoài da thường gặp

Những căn bệnh ngoài da không ai có thể tránh khỏi ảnh 1

Mụn trứng cá (Acne) là bệnh lý của các nang lông- tuyến bã nhờn. Tuyến bã sản xuất ra chất bã nhờn. Mụn trứng cá thường là viêm và đặc trưng bởi lổ chân lông tắt nghẽn, các nốt viêm tấy nhỏ một phần là do sự sản xuất quá mức chất bã nhờn.

Mụn trứng cá không phải là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng và thường có thể kiểm soát được nhờ điều trị và sẹo là hậu quả thường thấy. 

Khi lượng chất bã nhờn và tế bào sừng chết quá nhiều, tích lũy tại nang lông, chúng thường cô đặc lại như một nút mềm. Nút này có thể hoàn hảo và tạo thành nhân trứng cá hoặc có thể không hoàn hảo và tạo thành nốt tàn nhang.

Các nang lông đầy chất bã nhờn dạng nút này tạo điều kiện cho vi khuẩn Propionibacterium Acnes phát triển. Vi khuẩn Propionibacterium Acnes phá hủy chất bã nhờn tạo thành các chất kích ứng da và gây viêm. Hiện tượng viêm này tạo ra các mụn nhỏ, các kén hoặc nốt.

Mụn trứng cá có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn là lứa tuổi thanh thiếu niên (13 - 19 tuổi). Nó thường xuất hiện ở tuổi dậy thì (điển hình 10 - 13 tuổi), khi mà chất Androgen (một loại hormone sinh dục nam) gia tăng ở cả hai giới tính.

Sự gia tăng Androgen làm cho các tuyến bã nhờn trở nên to hơn và hoạt động hơn. Bệnh nặng lên ở tuổi trưởng thành hoặc lắng dịu trong thời kỳ thanh thiếu niên có thể kéo dài đến khi khôn lớn. Hầu hết các trường hợp bị mụn trứng cá kéo dài từ 5 đến 10 năm.

Và nó cũng có thể tiếp tục ảnh hưởng những người ở độ tuổi 40 hoặc 50. Trong thời kỳ thanh thiếu niên, mụn trứng cá phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

Ở tuổi trưởng thành thì nữ giới mắc nhiều hơn nam giới. 
Phương pháp phòng bệnh: Rửa mặt 2 lần một ngày bằng loại kem rửa mặt phù hợp. Không được rửa quá nhiều hoặc chà xát sẽ làm kích ứng da. Tuyệt đối tránh xe mặt, “mài” da vì điều này sẽ làm cho mụn trứng cá trở nên tồi tệ hơn.

Gội đầu thường xuyên. Điều này đặc biệt quan trọng khi mụn trứng cá có khuynh hướng phát triển quanh chân tóc. Chất nhờn của tóc và gàu có thể ảnh hưởng đến mụn trứng cá.

Tránh các chất kích thích, như tránh dùng các chất có dầu (gồm mỹ phẩm, kem chống nắng, keo xịt tóc...). Sử dụng các sản phẩm tan trong nước, không làm tắc lỗ chân lông. Nên dùng các sản phẩm mang dòng chữ “water based” (hợp với nước), “noncomedogenic” (không làm tắc lỗ chân lông), “oil-free” (không dầu) hoặc “nonacnegenic” (không sinh mụn).

Không để tóc châm vào mặt, không sờ tay hoặc để bất cứ vật gì lên mặt, tránh quần áo chật và mũ chật.

Không bóp nặn lung tung vì sẽ gây nhiễm trùng và tạo sẹo. Đa số mụn trứng cá sẽ tan biến mà không cần sự can thiệp này.

Bệnh lang ben (Pityriasis versicolor) thường gặp ở người lớn tuổi hơn là trẻ nhỏ. Bệnh cũng chính là nỗi khổ tâm của các chàng trai, cô gái mới lớn. Tuy chỉ là bệnh ngoài da, không có gì nguy hiểm nhưng luôn mang lại cảm giác khó chịu.

Bệnh lang ben do một loại nấm men có tên gọi khoa học là Pityrosporum Orbiculare gây ra. Bệnh xảy ra là do sự phát triển quá mức của loài nấm này trên da người. Dưới kính hiển vi nấm có hình dạng sợi ngắn, to và từng đám bào tử. 

Những người cơ thể tăng tiết nhiều mồ hôi thường thuận lợi cho sự phát triển của nấm nên dễ mắc bệnh lang ben hơn những người khác. Vùng da dễ bị thương tổn thường là mặt, cổ, ngực, lưng.

Biểu hiện bệnh ban đầu là những chấm nằm ở các lỗ chân lông có màu trắng, nâu hay hồng. Các chấm này phát triển dần và liên kết lại với nhau thành mảng lớn có bờ vòng vèo, nham nhở, trông rất khó chịu.

Bề mặt của các mảng thương tổn này có những vảy nhỏ có thể cạo bong ra một cách dễ dàng. Điều đặc biệt là mặc dù da bị nấm “gặm nhấm” như vậy nhưng bệnh lang ben không gây đau mà chỉ gây... ngứa tí chút lúc ra nhiều mồ hôi.

Bệnh lang ben tuy chữa dễ, nhưng phải chữa... nhiều lần vì bệnh rất dễ tái phát, do nấm ở khu vực da đầu thường bị bỏ sót khi bôi thuốc điều trị. Các thuốc diệt nấm thường dùng để bôi là Gricin 3 - 5%, mỡ Salicylic 3 - 5%, kem Nizoral. Có thể kết hợp với các thuốc uống như Sporal,
Ketoconazol.

Phương pháp phòng bệnh: Phòng bệnh bằng cách luôn tắm gội, vệ sinh thân thể sạch sẽ, không dùng chung khăn mặt, quần áo, nhất là với người đang bị nấm lang ben “gặm nhấm”.

Bệnh chàm có tên là Eczema. Ngày nay, người ta có khuynh hướng dùng chữ “Eczema” hơn là “chàm”.

Nguyên nhân của bệnh Eczema hiện chưa được xác định rõ ràng. Được quy là có tính chất cơ địa và mang yếu tố gia đình (tức là có liên quan đến sự di truyền). Tính chất cơ địa nói nôm na nghĩa là có những người dễ bị mắc bệnh này, trong khi những người khác lại không. 

Biểu hiện chính của bệnh Eczema là nổi mụn nước, bong vảy và cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Đây là một dạng viêm da không do nhiễm trùng, trừ các trường hợp bị bội nhiễm cần phải phối hợp với điều trị kháng sinh toàn thân hoặc tại chỗ. Thông thường người ta dùng một loại thuốc kháng viêm, chống dị ứng dạng kem bôi thuộc họ Corticoide như là Flucinar, Fluocin, Ecocort…

Như đã nói ở trên, vì đây là bệnh có tính cơ địa nên quả thật là khó nói trước kết quả lâu dài sau đợt điều trị. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp sau những đợt tấn công tích cực, Eczema đã một lòng ra đi mà không quay trở lại. 

Trong các trường hợp bệnh kéo dài cần đến bệnh viện da liễu để khám chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ tùy theo từng trường hợp cụ thể mà cho lời khuyên cũng như hướng điều trị thích hợp. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm cán bộ Ban Quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đặt bẫy ảnh để điều tra nắm bắt các loài động vật hoang dã.

'Mắt thần' giữ rừng Quảng Trị

GD&TĐ - Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị) có tổng diện tích gần 23.500ha, chủ yếu là rừng nguyên sinh nên có nhiều loài động vật quý hiếm.