Người đàn ông nguy kịch sau khi ăn tiết canh

GD&TĐ - Bệnh nhân ăn tiết canh lợn khoảng ba ngày trước khi nhập viện. Sau đó, bệnh nhân được phát hiện trong tình trạng lơ mơ, tím tái toàn thân,..

Bệnh nhân đang được hồi sức tích cực, lọc máu, thở máy và theo dõi chặt chẽ các chỉ số huyết động, đông máu. Ảnh: BVCC.
Bệnh nhân đang được hồi sức tích cực, lọc máu, thở máy và theo dõi chặt chẽ các chỉ số huyết động, đông máu. Ảnh: BVCC.

Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho một bệnh nhân nam 30 tuổi, trú tại Hải Phòng, trong tình trạng nguy kịch nghi do nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.

Theo thông tin từ gia đình, bệnh nhân V.Đ.H đã ăn tiết canh lợn khoảng ba ngày trước khi nhập viện. Tối hôm trước khi được phát hiện, anh H. vẫn gọi điện thoại về nhà nhưng không ai bắt máy.

Đến sáng hôm sau, khi phá cửa vào phòng, người thân thấy anh trong tình trạng lơ mơ, tím tái toàn thân, tiêu chảy kèm máu. Bệnh nhân lập tức được đưa đi cấp cứu.

Tại cơ sở y tế ban đầu, anh H. được ghi nhận tụt huyết áp nghiêm trọng, chỉ còn 60/40 mmHg – dấu hiệu cho thấy sốc tuần hoàn nặng. Dù đã được truyền dịch và dùng thuốc vận mạch để nâng huyết áp, nhưng bệnh nhân không đáp ứng.

Các bác sĩ chẩn đoán anh H. rơi vào tình trạng sốc nhiễm trùng – khi máu không đủ để nuôi dưỡng các cơ quan quan trọng như não, tim, gan và thận, có thể dẫn đến suy đa tạng và tử vong nếu không xử trí kịp thời.

Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển tuyến khẩn cấp đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nguy kịch.

Hiện tại, bệnh nhân đang được hồi sức tích cực, lọc máu, thở máy và theo dõi chặt chẽ các chỉ số huyết động, đông máu. Các bác sĩ cũng đang chờ kết quả cấy máu để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

ThS.BS Lê Sơn Việt – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo, liên cầu lợn là loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng nặng, thường khởi phát trong vòng 24 - 72 giờ sau khi xâm nhập cơ thể.

Chỉ sau một ngày từ lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên như sốt, đau bụng, tiêu chảy, bệnh có thể tiến triển rất nhanh đến sốc nhiễm trùng, hoại tử và suy đa tạng.

Vì vậy, để phòng tránh bệnh liên cầu lợn, người dân nên sử dụng thịt có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm dịch.

“Tuyệt đối không nên ăn tiết canh hay các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín kỹ. Nếu sau khi ăn mà có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như sốt, đau đầu, buồn nôn, đi ngoài… cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, điều trị kịp thời", bác sĩ Việt khuyến cáo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây gai toàn tơ chứa nhiều hoạt chất quý ức chế tế bào ung thư.

Tiềm năng y học lớn của cây gai toàn tơ

GD&TĐ - Cây gai toàn tơ là loài thực vật được đồng bào dân tộc Mông và Thái tại vùng Tây Bắc sử dụng trong dân gian để chữa viêm, tiêu u… có tiềm năng trở thành thuốc điều trị ung thư.

Học sinh Hà Nội tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán

GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...

ThS Dương Nhật Linh cùng sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM. Ảnh: L.N

Ngành công nghệ sinh học có 'kén' việc làm?

GD&TĐ - Ngành Công nghệ sinh học hứa hẹn tạo ra những đột phá trong lĩnh vực dược, nông nghiệp và môi trường, nhưng ngành này thường gắn liền với nỗi lo khó xin việc hoặc phải làm trái ngành.