Nếu làm 11 hành động này mỗi ngày, bạn sẽ kích thích sự sáng tạo tiềm ẩn trong não bộ

GD&TĐ - Đôi khi việc lặp đi lặp lại những thói quen mỗi ngày khiến não bạn dần dần “ngủ quên”, mất đi sức sáng tạo và khả năng vận động mà nó vốn có.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vậy để tránh trường hợp "ngủ quên" này, bạn hãy áp dụng ngay 11 hành động dưới đây để duy trì sự minh mẫn của não bộ nhé!

1. Làm điều gì đó sáng tạo trước khi ngủ

Bỏ mọi thứ mệt mỏi và chuẩn bị đi ngủ vào cuối ngày có lẽ là lúc dễ chịu nhất trong ngày. Những lúc như vậy não của bạn sẽ được tự do nghỉ ngơi và sáng tạo nhất. Tại sao bạn không tận dụng thời điểm đó nhỉ?

Hãy thả mình vào nghệ thuật, tự cho phép mình làm nhà văn, họa sĩ hoặc thậm chí là nhạc sĩ… Biết đâu được sẽ có vài tác phẩm để đời xuất hiện thì sao. Nhất định nó sẽ thú vị lắm đấy!

2. Học ngôn ngữ mới

Học một ngôn ngữ mới là một trong những cách tốt nhất để có lợi cho não của bạn. Nó kích thích não và buộc nó thích ứng với những cái mới.

Học một ngôn ngữ có thể làm phong phú thêm cuộc sống của bạn và giúp bạn khám phá nền văn hóa mới, nhưng cũng có những lợi ích tuyệt vời cho bộ não của bạn.

Vì vậy sao bạn không thử nghe nhạc, xem phim nước ngoài hoặc đọc sách báo song ngữ khi rảnh rỗi để kích thích não phát triển tốt hơn nhỉ.

3. Ghi nhớ một bài hát

Nhiều người trong chúng ta ghi nhớ rất nhiều bài hát trong não. Nhưng tại sao không thể mở rộng nó để ghi nhớ một vài kiến thức khó mà bạn cần phải nhớ? Nó có thể mất một thời gian đầu, nhưng nếu bạn giữ ở đó, bạn sẽ tìm thấy nó được dễ dàng hơn qua những bài hát hoặc bài thơ mà bạn ưa thích. Đây là cách mà bộ não của bạn nhận được trở lại thông tin và ghi nhớ nó một cách dễ dàng nhất.

4. Nghe sách nói hoặc podcast khi di chuyển

Nếu bạn đi bộ, đi các phương tiện công cộng, hoặc đi xe đạp, hãy tải về điện thoại những cuốn sách nói hoặc podcast để nghe trong lúc di chuyển.

Hãy chọn những nguồn như cách cuộc thảo luận trên trang Ted talks; Blinkist với những tóm tắt về các cuốn sách nổi tiếng; sách nói tự chọn hoặc podcast về những tác giả bạn yêu thích.

5. Đọc nội dung tóm tắt một cuốn sách trong bữa sáng

Thay vì đọc tin tức, bạn hãy đọc nội dung tóm tắt một cuốn sách nổi tiếng hoặc đang bán chạy - loại sách có thể kích thích suy nghĩ hay tác động đến cuộc đời bạn. Bạn nên tìm nội dung tóm tắt của chúng trên google ví dụ "Tóm tắt + nội dung + 7 thói quen của người thành đạt"

6. Dùng mạng xã hội hoặc đọc tin tức vài lần một ngày

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bộ não luôn thích nghi những thông tin mà bạn tiếp nhận, tuy nhiên, nếu bắt bắt nó nạp quá nhiều thông tin thì sự tập trung của bạn sẽ bị phá hủy.

Vì thế nên hạn chế đọc quá nhiều thông tin, đặc biệt thông tin có tính kích động, kích thích bộ não, bắt bộ bão phải lọc nhiều như thông tin trên mạng xã hội.

7. Chơi game thay vì xem tivi

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Xem tivi là một hoạt động thụ động. Bộ não của bạn tiêu thụ thông tin nhưng không xử lý hay tương tác với những thông tin đó.

Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy rằng, ngay cả một trò chơi đơn giản như Super Mario có tác động nhìn thấy trên não (một cách linh hoạt) tích cực tương tác khiến não bạn hoạt động thay vì cho nó ngủ yên thụ động

8. Viết

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ở thời đại của máy vi tính, iPad, máy tính bảng, điện thoại thông minh và kết nối với internet ở khắp mọi nơi như ngày nay thì việc viết tay quả là hạn chế. Nhưng các nghiên cứu cho thấy chữ viết tay mang dấu ấn cá nhân và làm cho bạn thông minh hơn.

Vì vậy, hãy sắm ngay cho mình một quyển sổ nhỏ xinh và tạo thói quen ghi nhật kí, các kế hoạch, deadline thậm chí là wishlist hoặc ghi chú trong ngày để tạo điều kiện nuôi dưỡng não của mình bạn nhé

9. Đi bộ xung quanh nhà khi bị bịt mắt

Nghe thật kỳ lạ, nhưng bộ não của bạn có thể xử lý được. Một khi bạn thử một vài lần, có thể bạn sẽ thấy nó thú vị và đầy thử thách. Một lần nữa, một trong những điều này dựa trên bộ nhớ của bạn, kỹ năng vận động, và khả năng lý luận.

Não bộ sẽ học cách ghi nhận các thông tin về chướng ngại thông qua các giác quan tốt hơn. Việc ghi nhớ vị trí các chướng ngại vật cũng như thông tin về việc xác định phương hướng là cách tốt nhất để bạn luyện tập cho trí não khả năng tư duy phi thị giác.

8. Chơi các trò chơi trí tuệ với bạn bè

Các trò chơi ô chữ, quizz IQ, trắc nghiệm tâm lí…cũng có những lợi ích tuyệt vời cho bộ não của bạn! Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các trò chơi này giúp tăng chỉ số IQ của bạn và cải thiện sức mạnh bộ não của bạn. Cùng rủ nhóm bạn chơi thật vui vừa giải trí vừa làm lợi cho não của nhau thì còn gì tuyệt hơn bạn nhỉ.

9. Vận động bộ nhớ

Twyla Tharp, một biên đạo múa nổi tiếng tại New York đã đưa ra sự vận động não bộ dưới đây: khi bà ấy xem một trong số những buổi biểu diễn của mình, bà ấy cố gắng nhớ mười hai đến mười bốn lỗi phải chỉnh sửa đầu tiên mà bà ấy muốn thảo luận với người đóng thế và không viết lại. Nếu bạn nghĩ điều này không có ý nghĩa gì, thì hãy nghĩ lại đi. Trong cuốn sách "Thói quen sáng tạo" bà cho rằng, phần lớn mọi người không thể nhớ nhiều hơn 3 lỗi.

Việc luyên tập nhớ sự kiện hay vài điều sau đó thảo luận với người khác thực sự hỗ trợ cho nghiên cứu hoạt động não bộ. Những hoạt động trí nhớ mà liên quan tới mọi mức độ vận hành của bộ não - tiếp nhận, ghi nhớ và suy nghĩ - giúp cải thiện chức năng não bộ.

10. Mở rộng vốn từ vựng của bạn

Quyết định để tìm hiểu một từ mới mỗi ngày. Có một số trang web có thể giúp bạn làm điều này. Bạn sẽ không chỉ có thể được mở rộng khả năng của trí óc, mà bạn còn có thể gây ấn tượng với bạn bè của bạn khi bạn sử dụng một trong các từ mới của bạn vào một cuộc hội thoại tiếng Anh chẳng hạn.

11. Vận động cơ thể

Bạn biết điều này sẽ được nhắc tới đúng không? Thực sự, tập thể dục không chỉ để cơ thể hoạt động mà còn tăng cường sự khỏe mạnh của não bộ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngay cả những bài tập ngắn trong vòng 20 phút có thể hỗ trợ những chức năng truyền tải thông tin và trí nhớ. Nhưng không chỉ đơn thuần là thế - tập thể dục thực sự giúp bộ não tạo ra những kết nối thần kinh nhanh hơn. Bạn sẽ tiếp thu nhanh hơn, mức độ nhanh nhạy tăng lên và bạn có thể đạt được tất cả bằng việc hoạt động cơ thể.

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ