Sức bật của thị trường giao dịch hàng hóa trong bối cảnh Covid-19

GD&TĐ - Sáng 28/12, Học viện Tài chính tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Sức bật của thị trường giao dịch hàng hóa (GDHH) trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và tác động của Covid-19”.

PGS.TS Trương Thị Thuỷ và ông Nguyễn Đức Dũng đồng chủ trì Hội thảo.
PGS.TS Trương Thị Thuỷ và ông Nguyễn Đức Dũng đồng chủ trì Hội thảo.

Hội thảo được tổ chức với sự phối hợp giữa Học viện Tài chính và Sở GDHH Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác giữa hai đơn vị. Có gần 20 bài báo đã được chọn đăng trong kỷ yếu Hội thảo.

PGS.TS Trương Thị Thuỷ – Phó giám đốc Học viện Tài chính và ông Nguyễn Đức Dũng – Phó Tổng Giám đốc Sở GDHH Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo đồng chủ trì Hội thảo.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Trương Thị Thủy cho biết, thị trường giao dịch hàng hóa không phải là khái niệm mới tại Việt Nam, mà hơn chục năm trước, giao dịch bằng hợp đồng tương lai đã được một số ngân hàng thương mại triển khai.

Khi đó, thông qua một nhà môi giới khác của các sở GDHH tại New York và London, doanh nghiệp trong nước sẽ thực hiện được việc mua - bán cà phê trên thị trường quốc tế với mức giá được doanh nghiệp “ưng ý” nhất, còn hàng thì giao sau, thời điểm do hai bên thỏa thuận. Điều quan trọng nhất là tại thời điểm giao cà phê, dù giá lên hay giá xuống, nhà xuất nhập khẩu vẫn đảm bảo được hàng hóa giao theo giá được “chốt” lệnh từ trước.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Theo PGS.TS Trương Thị Thuỷ, trong những năm gần đây, đầu tư phái sinh hàng hóa cũng đang dần được quan tâm trở lại. Việc Nghị định 51/2018/NĐ-CP ra đời, với nhiều nội dung “cởi trói” cho hoạt động của Sở GDHH, đã giúp mô hình này có thêm nhiều điều kiện phát triển.

Kể từ khi Nghị định có hiệu lực với cơ chế cho phép liên thông với các sở GDHH trên thế giới, hoạt động giao dịch phái sinh hàng hóa đã tích cực hơn và thu hút sự chú ý của ngày càng nhiều nhà đầu tư cũng như các nhà xuất nhập khẩu.

Không giống như giao dịch truyền thống, trong giao dịch phái sinh hàng hóa, nhà đầu tư không phải trực tiếp giao dịch nhận hàng hoá trực tiếp rồi mới đem bán để hưởng chênh lệch, mà sẽ giao dịch với nhau bằng các hợp đồng tương lai, thông qua một hệ thống các sàn giao dịch quốc tế có liên thông với nhau.

Tại Việt Nam, thời gian qua đã có một số doanh nghiệp triển khai mô hình GDHH tương lai thông qua sàn như: gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều, sắt thép... trong đó khách hàng thực hiện mua, bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và việc giao nhận hàng được thực hiện trong tương lai.

Các yếu tố của giao dịch như: khối lượng, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa, mức giá... được các sàn giao dịch quy định. Một số ngân hàng khác cũng tạo kênh cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế, nhưng mức độ phổ cập còn hạn chế.

Ông Nguyễn Đức Dũng – Phó Tổng Giám đốc Sở GDHH Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo tham luận về vai trò của Sở GDHH Việt Nam trong thúc đẩy thị trường GDHH
 Ông Nguyễn Đức Dũng – Phó Tổng Giám đốc Sở GDHH Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo tham luận về vai trò của Sở GDHH Việt Nam trong thúc đẩy thị trường GDHH

Hội thảo thu hút sự quan tâm, phân tích của các nhà khoa học trên những vấn đề lớn như: Lịch sử phát triển và lý luận về hoạt động giao dịch phái sinh hàng hóa, kinh nghiệm quốc tế và những bài học; Thực trạng và triển vọng thị trường GDHH ở Việt Nam; Mô hình hoạt động của Sở GDHH Việt Nam và hành lang pháp lý với việc phát triển thị trường phái sinh hàng hóa.

Bên cạnh đó, Hội thảo nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học trong nước, với nhiều bài viết đã được gửi về, biên tập và đăng trong kỷ yếu hội thảo. Các bài viết đã làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn của thị trường hàng hóa trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đồng thời đề xuất nhiều kiến nghị quan trọng nhằm phát triển thị trường giao dịch hàng hóa trong tương lai.

“Theo thống kê của các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, từ năm 2005 đến nay, giao dịch phái sinh hàng hóa luôn sôi động và liên tục tăng trưởng cao, vượt cả tốc độ tăng của thị trường chứng khoán. Tính đến nay, thị trường hàng hóa đã chiếm 24% tổng khối lượng giao dịch của các sản phẩm phái sinh trên thế giới và riêng khu vực châu Á chiếm 56%. Đặc biệt, trong năm 2020, thị trường phái sinh hàng hóa đang tiếp tục có xu hướng lấn át so với kênh đầu tư khác trong bối cảnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến thị trường hàng hóa truyền thống” - PGS.TS Trương Thị Thuỷ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Tạo sức hút cho nghề giáo

GD&TĐ - Từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước quan tâm và quy định các chế độ, chính sách, giúp nhà giáo bảo đảm an sinh xã hội, an tâm công tác và cống hiến.

Nhiều phiên giao dịch được tổ chức giúp cho người lao động tìm việc làm.

Cách nào tăng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp?

GD&TĐ - Ngoài thay đổi chiến lược tuyển dụng, cần có hệ thống thông tin dữ liệu chuẩn, chính xác về ứng viên để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận...với lực lượng lao động